Cuộc thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” sau 10 tuần thi đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt thi từ hơn 700 nghìn tài khoản tham gia thi trên mạng VCNet; có 122 cá nhân ở 35 tỉnh, thành phố đoạt giải.


Lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì hội nghị.

Ngày 4-6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả sau 10 tuần thi "Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” trên mạng VCNET. Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi và đồng chí Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi đồng chủ trì hội nghị.

Thu hút hơn 4,3 triệu lượt dự thi sau 10 tuần thi

Theo báo cáo sơ kết sau 10 tuần thi, đã có 704.000 tài khoản tham gia thi với 4.313.198 lượt thi, trong đó có hơn 2,2 triệu lượt thi trả lời đúng cả 10 câu hỏi; có 11.863 người đã tham gia ở cả 10 tuần thi, trong đó có 219 người trả lời đúng tất cả 100 câu hỏi mà Ban Tổ chức đưa ra.

Đáng chú ý, sau 10 tuần diễn ra Cuộc thi, số tài khoản đăng ký và sử dụng mạng VCNet tăng mạnh, tới nay đạt con số 1,3 triệu tài khoản, trong đó có rất nhiều tài khoản hoạt động rất tích cực, đặc biệt vào mỗi thứ 2 hằng tuần khi Ban Tổ chức công bố kết quả cuộc thi và bộ đề thi tuần mới. Các tài khoản tương tác, trao đổi nhiều về các câu hỏi thi, về tài liệu tham khảo của cuộc thi để có đáp án đúng nhất.

Sau 10 tuần thi, đã có 122 cá nhân ở 35 tỉnh, thành phố đoạt giải. Các tỉnh, thành phố có nhiều người đoạt giải gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội, Hà Giang, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh… trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều giải nhất với 41 giải, tiếp theo là Nghệ An với 24 giải. Sau 10 tuần thi, có hai cá nhân đoạt nhiều giải thưởng nhất là Võ Thị Hương ở Nghệ An với hai giải Nhất, 01 giải Khuyến khích và Phan Khắc Bách ở Hà Tĩnh với 05 giải Ba và 01 giải Khuyến khích.

Về độ tuổi người dự thi dưới 18 tuổi chiếm 36%, từ 18 đến 30 tuổi chiếm 26%, từ 31 đến 55 tuổi chiếm 37% và trên 55 tuổi chiếm 1%. Điều đó cho thấy Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và tham gia dự thi của mọi lứa tuổi và tầng lớp nhân dân, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam đối với Đảng, muốn được tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử ngành Tuyên giáo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi khẳng định, với cách thức thi đơn giản, phù hợp, tiết kiệm, cho phép người thi thực hiện trên điện thoại smartphone, máy tính bảng tạo thuận lợi cho người dự thi tham gia thi. Các câu hỏi hay, bám sát các sự kiện, dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành Tuyên giáo, làm nổi bật vai trò của ngành Tuyên giáo và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, khơi gợi đam mê tham gia tìm hiểu về lịch sử ngành Tuyên giáo của người dự thi. Song song với việc ra câu hỏi, Tiểu ban Nội dung đã cung cấp nhiều tài liệu ngắn gọn, sát hợp với các câu hỏi với hàm lượng thông tin cao giúp người dự thi vừa có đáp án cho câu hỏi, vừa bổ sung kiến thức trong lĩnh vực lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và ngành Tuyên giáo.

Phó Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Trần Doãn Tiến phát biểu tại hội nghị.

Cuộc thi đã góp phần góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử 90 năm ngành Tuyên giáo của Đảng; trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Cuộc thi cũng là dịp để nâng cao hiểu biết, nhận thức và niềm tự hào về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch; tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên giáo của Đảng ta và tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Đợt sinh hoạt chính trị tạo sự gắn kết, đồng thuận xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” cho biết, trong năm 2020, đất nước ta có nhiều sự kiện lớn, kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2020); 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 và cũng là năm có nhiều ngành của Đảng kỷ niệm 90 năm, như các ngành: Tuyên giáo, Tổ chức, Dân vận. Vì vậy, Cuộc thi "Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị nhằm tuyên truyền các hoạt động Tuyên giáo của Đảng mà thực chất còn là tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh Cuộc thi không chỉ dành riêng cho cán bộ, đảng viên mà còn hướng tới các tầng lớp nhân dân để lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân những tư tưởng, nội dung, truyền thống của của Đảng Cộng sản Việt Nam, để người dân hiểu sâu sắc hơn về truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó tạo sự gắn kết, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Để cuộc thi lan tỏa hơn nữa, đồng chí Lê Mạnh Hùng đề nghị cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền. Đặc biệt, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền, cổ vũ nhằm thu hút nhiều người dân tham gia hơn.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng lưu ý, trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, nội dung quan trọng nhưng phương tiện và phương thức truyền tải nội dung cũng rất quan trọng, do đó trong quá trình triển khai thực hiện cần phải kết hợp giữa công nghệ hiện đại và nội dung phải hấp dẫn, thiết thực, mang tính phổ thông.

TheoNhanDan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục