Ngay sau kết thúc họp báo tổng kết Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí về nội dung các Tuyên bố chung và gợi mở một số ưu tiên cho khu vực ASEAN trong thời gian tới.



Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời báo chí.

Xin Bộ trưởng cho biết, các Tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị liên quan lần này đã phát đi thông điệp gì từ ASEAN?

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52, các Bộ trưởng ASEAN cùng với các đối tác đã phân tích và đánh giá toàn diện về bối cảnh mới của khu vực và thế giới, không chỉ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của ASEAN, các khung khổ hợp tác trong ASEAN và ASEAN với các đối tác khác, mà còn đối phó với những vấn đề của toàn cầu.

Đó là những bối cảnh mới liên quan đến dịch bệnh COVID-19 và tranh chấp thương mại, thậm chí là chiến tranh thương mại, thế nhưng đằng sau đó nữa là cạnh tranh về địa chính trị ở phạm vi toàn cầu.

Đặc biệt, tại hội nghị lần này, ASEAN và các đối tác đã ra những tuyên bố quan trọng, thể hiện ở sự chia sẻ thống nhất nhận định chung của ASEAN với tất cả các đối tác về những vấn đề đang đặt ra; trong đó có hai trọng tâm lớn đã thực hiện cho Năm ASEAN 2020.

Điều này thể hiện qua tính chủ động thích ứng và kết nối trong những hoạt động của AEM 52 cũng như các tuyên bố chung mà ASEAN cùng với các đối tác đưa ra.

Cùng với đó, thể hiện quan điểm tiếp cận và những hành động rất cụ thể và kịp thời của khu vực công; trong đó bao gồm cả các nước ASEAN, các đối tác để tăng cường tính kết nối và ứng phó, thông qua kết nối với cái khu vực doanh nghiệp và khu vực tư nhân. Đây được ví như nền tảng quan trọng đảm bảo được sự ứng phó kịp thời, có hiệu quả với dịch bệnh COVID-19 và những bối cảnh mới.

Đặc biệt, qua đây còn khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, bởi tất cả các cơ chế, khuôn khổ đối thoại và hợp tác đều luôn luôn nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN, cho những cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các nước, các khu vực trên thế giới.

Bởi dù là Đông Á hay đối tác đối thoại song phương, thậm chí lớn hơn nữa là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), vẫn phải khẳng định vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN.

Đáng lưu ý, Việt Nam với tư cách là Chủ tịch và là nước chủ nhà của ASEAN 2020 đã thực hiện tốt vai trò này và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu này.

Với những kết quả đã đạt được, theo Bộ trưởng từ nay tới cuối năm, những ưu tiên, sự kiện nào của ASEAN có thể tiếp tục đề xuất và thúc đẩy?

Trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM 52), những mục tiêu và sáng kiến được thể hiện không chỉ quan điểm của Nước Chủ tịch ASEAN 2020 là Việt Nam, mà còn là sự kế thừa, tập trung vào những nội dung và nội hàm quan trọng của hợp tác nội khối cũng như ngoại khối.

Điều này được thể hiện rất rõ và cụ thể qua 13 sáng kiến mà nước Chủ tịch ASEAN 2020 là Việt Nam đã đưa ra và nhận được sự đồng thuận ngay từ Chương trình Nghị sự năm 2020.

Vì vậy, hai sáng kiến quan trọng là "Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và "Tài liệu tham chiếu về Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN” đã được hoàn tất.

Đây là những nền tảng rất quan trọng giúp Việt Nam có những định hướng dài hạn và yêu cầu trước mắt, để thực hiện mục tiêu tăng tính kết nối và khả năng ứng phó của ASEAN. Hơn nữa, đây cũng là những nền tảng hợp tác quan trọng về chuyển đổi số và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Còn 11 sáng kiến khác được coi là trọng tâm để tiếp tục triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm, nhất là trong Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 tới.

Mặt khác, trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với các nước khác, Việt Nam cũng đề ra hàng loạt các chương trình hợp tác, kế hoạch phải thực hiện.

Một yếu tố mới cần lưu ý trong khuôn khổ các hoạt động của AEM 52 là việc tiếp cận các khu vực công với khu vực doanh nghiệp, tư nhân.

Hàng loạt các sáng kiến, kiến nghị và các nội dung đã được đề cập đến mang tính tương tác hai chiều và thống nhất lại, bổ sung vào trong các Chương trình hành động tại các kế hoạch hoạt động.

Tôi cho rằng, đây là nét mới và rất quan trọng để đảm bảo được vai trò của khu vực công trong hỗ trợ cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp để phát triển.

Hơn nữa, việc thực thi các sáng kiến và tuyên bố quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN +3 và các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của ASEAN, Bộ trưởng Kinh tế ASEAN + 3, sáng kiến chung giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hàn Quốc… trong ứng phó với dịch COVID -19 và những mục tiêu cơ bản.

Điều này không những vừa phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả lại đảm bảo việc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường mới của nền kinh tế, tiếp tục tái cơ cấu lại các chuỗi cung ứng, đảm bảo sự tồn tại, duy trì các hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra là những câu chuyện chuyển đổi số hỗ trợ cho các nền kinh tế trong ASEAN và khu vực doanh nghiệp ASEAN cũng như tạo thuận lợi hình thành một thị trường thống nhất thương mại hàng hóa, dịch vụ thu hút đầu tư của ASEAN.

Chưa kể đến là những biện pháp cụ thể để thực thi Cộng đồng kinh tế ASEAN với mục tiêu tới năm 2025 … Đây đều là trọng tâm rất cơ bản mà các Bộ trưởng ASEAN trong Hội nghị AEM lần này đã thống nhất trong nội khối cũng như trong khuôn khổ hợp tác với các nước đối tác.

Bộ trưởng có thể gợi mở một số nội dung cơ bản tại Hội nghị này liên quan đến các sáng kiến, ưu tiên của ASEAN về đàm phán thúc đẩy đối thoại công - tư và vai trò của Việt Nam?

Trong chuỗi Hội nghị của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 đã có rất nhiều diễn biến liên quan trực tiếp đến quan hệ đối tác công - tư, cũng như những mục tiêu của các Bộ trưởng ASEAN và đối tác của ASEAN đều hướng tới tạo thuận lợi và tiếp tục hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp, khu vực tư nhân phát triển.

Có 4 yêu cầu, mục tiêu chính được thể hiện rất rõ tại AEM-52 lần này liên quan đến khu vực tư nhân. Cụ thể là trong quá trình phát triển vừa qua, những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 đã tác động sâu rộng đến tất cả các nền kinh tế của ASEAN và các nước đối tác, thậm chí đối với cả kết cấu và thực thể kinh tế - thương mại của khu vực và toàn cầu.

Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các Bộ trưởng ASEAN và các nước đối tác là phải tính đến những yêu cầu thiết yếu cho sự hồi phục của nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ cho người dân.

Hơn nữa, dưới tác động của dịch bệnh đã thể hiện những bất cập, tồn tại và hạn chế của mô hình kinh tế thương mại. Vậy nên, từ thực tế hiện nay phải có những điều chỉnh trong quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp, trong các mô hình và cơ cấu tăng trưởng kinh tế - thương mại.

Câu chuyện thương mại điện tử, chuyển đổi số hay số hóa nền kinh tế không còn xa lạ, đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Do đó, một trong những nội dung lớn đã được bàn bạc tại Hội nghị AEM-52 chính là làm sao để tiếp tục tương tác tốt hơn giữa khu vực công với khu vực doanh nghiệp tư nhân, tạo ra những nền tảng số nhằm phát triển kinh tế, thương mại thuận lợi, hiệu quả và bền vững hơn nữa.

Ngoài ra, việc tăng cường khả năng kết nối, ứng phó kịp thời, như chủ đề của Năm ASEAN 2020, đang đặt ra yêu cầu ở một tầm cao mới do diễn biến mới của dịch bệnh và cục diện chính trị, kinh tế, thương mại thế giới.

Những câu chuyện về chiến tranh thương mại và cạnh tranh địa chính trị đang đặt ra cho ASEAN và cả Việt Nam những vấn đề mới phải đối mặt, từ cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tạo nên một nền tảng bền vững, chắc chắn hơn nữa cho hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, đến củng cố các hiệp định thương mại tự do như là công cụ cho toàn cầu hóa ở giai đoạn mới.

Vì thế, phải tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế pháp luật để tạo ra môi trường thuận lợi cho tự do hóa thương mại, cho những dòng chảy của thương mại, đầu tư, công nghệ, để tiếp tục được toàn cầu hóa theo đúng định hướng.

Các vấn đề đó đều là những nội dung nền tảng để tăng cường tính tương tác giữa khu vực công với khu vực tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt khi các doanh nghiệp ASEAN phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Tất cả những điều đó đều đã được đề cập đến, và hàng loạt vấn đề đã được giải quyết, thông qua. Các Sáng kiến chung và Chương trình Hành động đều hàm chứa các vấn đề này; trong đó có cả những kiến nghị, đề xuất rất cụ thể của khu vực tư nhân, doanh nghiệp như Hội đồng Kinh doanh ASEAN, Hội đồng Kinh doanh của các đối tác tại ASEAN như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand,… đều đã được tiếp thu, phản ánh.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 đã bao hàm đầy đủ tất cả những nhu cầu, xu thế phát triển của kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững và vai trò trung tâm của ASEAN trong phát triển chung của khu vực và thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!


Theo Baotintuc

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục