(HBĐT) - Nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, có thể khẳng định, một trong những dấu ấn quan trọng của tỉnh ta là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, công tác triển khai, thực hiện đã đạt được những kết quả nổi bật.


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các ĐBQH tỉnh tham gia giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính tại TP Hòa Bình.

Trên cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hoá thành kế hoạch, chương trình hành động, đề án phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương. Xác định rõ lộ trình, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy. Xây dựng, phê duyệt đề án thực hiện và triển khai quyết liệt, hiệu quả. Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 117 - KH/TU, ngày 22/11/2017 tổ chức quán triệt, triển khai đến các Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan tỉnh; giao các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu để cụ thể hóa việc triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. 100% Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị quán triệt, học tập các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Từ đó, giúp cán bộ, đảng viên nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản, cốt lõi của các Nghị quyết, tạo sự thống nhất trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành 6 quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn tổ chức các đơn vị trực thuộc của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo xây dựng Đề án thực hiện sắp xếp các đầu mối thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh.

Thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đối với các sở, ban, ngành của tỉnh theo Quy định số 24/2014/NĐ-CP, ngày 4/4/2014 của Chính phủ; quy định mới, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của 12 chi cục và tương đương. Xây dựng quy định mới sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với 2 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, 19 đơn vị sự nghiệp cấp sở sau khi thành lập mới hoặc sắp xếp, kiện toàn. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với 143 phòng chuyên môn trực thuộc theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 5/5/2014 của Chính phủ.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, đối với tỉnh ta, việc sắp xếp lại tổ chức, giảm đầu mối bên trong của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị đã giảm 12 đơn vị trực thuộc (từ 31 đầu mối giảm còn 19 đầu mối); đảm bảo nguyên tắc mỗi đơn vị trực thuộc có tối thiểu 5 người; lãnh đạo quản lý cấp phòng giảm từ 64 người xuống còn 39 người. Đối với cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sau sắp xếp giảm 15 đầu mối từ 42 đầu mối xuống còn 27 đầu mối.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo việc rà soát, xây dựng đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong đối với 19 sở, ban, ngành. Dự kiến, sau sắp xếp giảm 01 sở, giảm 33 phòng chuyên môn, 5 chi cục thuộc sở; giảm 84 phòng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục. Ủy ban nhân dân cấp huyện giảm 11 phòng chuyên môn.

Số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp và hợp đồng lao động tại thời điểm trước khi thực hiện Nghị quyết là 28.794. Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 - NQ/TW, tỉnh ta đã giảm tổng số 2.156 biên chế, hợp đồng lao động. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện tinh giản biên chế 1.560 người, trong đó, tinh giản do sắp xếp bộ máy 140 người; tinh giản do cơ cấu lại theo vị trí việc làm 86 người; tinh giản do chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn 329 người; tinh giản do phân loại đánh giá hằng năm 1.005 người và tinh giản với các lý do khác 30 người. Trên cơ sở tổ chức bộ máy được sắp xếp lại và đề án vị trí việc làm được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với việc hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh ta đã chủ động rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, tinh gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó đã thành lập mới 3 đơn vị sự nghiệp (tự đảm bảo chi thường xuyên); tổ chức lại 3 đơn vị sự nghiệp thuộc sở, sáp nhập, hợp nhất 223 đơn vị sự nghiệp thành 107 đơn vị, giải thể 4 đơn vị sự nghiệp; đổi tên 5 đơn vị, cổ phần hóa 2 đơn vị. Sau khi sắp xếp đã giảm 119 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 51 đầu mối trực thuộc đơn vị cấp sở; giảm 57 lãnh đạo đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sau kiện toàn, sắp xếp đã đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo lộ trình, kế hoạch đề ra, từng bước thực hiện tự chủ tài chính, giảm chi ngân sách Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Cùng với sắp xếp cơ quan hành chính Nhà nước, tỉnh ta cũng là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình Chính phủ đề án về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hòa Bình. Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 830/NQ - UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Theo đó, tỉnh ta đã sáp nhập huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình, sau sắp xếp, toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính; đối với đơn vị hành chính cấp xã đã giảm 59 đơn vị. Sau sắp xếp đã giảm kinh phí chi thường xuyên trong thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2020, toàn tỉnh khoảng 170,410 tỷ đồng/năm. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh còn 1.482 thôn, xóm, tổ dân phố, giảm 576 thôn, xóm, tổ dân phố. Từ đó giảm số người hoạt động không chuyên trách ở các tổ dân phố khoảng 2.400 người, giảm chi phí cho trả phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách và kinh phí khoán hỗ trợ hoạt động cho các đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố khoảng 51,7 tỷ đồng/năm. Song song với đó, các khu dân cư đã triển khai thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh hiện có 7.503 mô hình tự quản về các lĩnh vực kinh tế, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa. Hoạt động của các tổ tự quản đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định, góp phần giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Những kết quả đó đã giúp tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh đã giảm đầu mối, giảm cấp phó, giảm cấp trung gian; liên thông trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, từng bước khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp; xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Việc sắp xếp bố trí cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế tạo động lực phát huy được năng lực, sở trường công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Với kế hoạch, lộ trình và những giải pháp cụ thể, cùng với quyết tâm cao, nỗ lực hành động của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả đã trở thành bước đột phá, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và là tiền đề cho những năm tiếp theo.

Với những kết quả quan trọng trong thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục rà soát, ban hành chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị sắp xếp lại các phòng, ban theo quy định và thực tiễn quản lý đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Kịp thời giải quyết chế độ, chính sách, làm tốt công tác tư tưởng đối với các đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời triển khai có hiệu quả chính quyền điện tử của tỉnh; hoàn thiện phần mềm một cửa điện tử, tích hợp phần mềm này với các phần mềm chuyên ngành khác; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 theo danh mục đã được phê duyệt; duy trì cải thiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia ISO ở các cấp.


Trần Đăng Ninh
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh

Các tin khác


Xã luận: Gửi trọn niềm tin

(HBĐT) - Những ngày này, toàn Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta đang nô nức hướng về TP Hòa Bình, nơi diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với niềm tin tưởng và kỳ vọng lớn lao. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, kế thừa thành tựu 35 năm đổi mới của đất nước và 30 năm tái lập tỉnh.

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp

(HBĐT) - "Công tác tuyên truyền cần bảo đảm đúng định hướng chính trị, tư tưởng, đặc biệt đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; tuyên truyền bằng hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm; chủ động cập nhật, bám sát tiến độ, quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội” - Đó là yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương đối với công tác tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Huyện Lạc Sơn: Đối thoại tạo sự đồng thuận trong Nhân dân

(HBĐT) - Có địa bàn rộng với dân số đông nhất tỉnh, huyện Lạc Sơn đặc biệt coi trọng công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Thực tế vài năm trở lại đây cho thấy, bằng cách tăng cường hiệu quả công tác đối thoại với Nhân dân, huyện đã củng cố được cái gốc của sự đồng thuận - yếu tố then chốt giúp triển khai thuận lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Huyện Yên Thủy: Tạo bước đột phá để phát triển nhanh, bền vững

(HBĐT) - Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc huyện Yên Thủy đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra. Để đạt được những kết quả đó, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TS -VM được xác định là bước đột phá để KT-XH của huyện phát triển nhanh, bền vững.

Thực hiện Chị thị số 05 gắn với Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII): Nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo toàn diện của Đảng

(HBĐT) - Thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tập trung lãnh đạo, triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị đã bám sát kế hoạch của BTV Tỉnh ủy, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Nêu cao trách nhiệm người đại biểu dân cử

(HBĐT) - Với việc tổ chức nhiều kỳ họp bất thường, kỳ họp chuyên đề để kịp thời quyết sách những vấn đề quan trọng của tỉnh; tăng cường, đổi mới, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát, HĐND tỉnh đã phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, trách nhiệm của người đại biểu dân cử. Qua đó, đóng góp tích cực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục