(HBĐT) - 67 năm về trước, khi ấy, họ còn là những chàng trai tuổi đôi mươi hăm hở ra trận, mở đường kéo pháo, bắn máy bay địch, chiếm lĩnh trận địa... góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hơn nửa thế kỷ qua đi, nay họ đã ở vào tuổi "xưa nay hiếm”, nhưng trong trái tim của những người lính ấy vẫn in đậm ký ức hào hùng của một thời oanh liệt.


Tháng 5 về, căn nhà của cựu chiến sỹ Điện Biên Đường Hồng Kỳ ở tổ 3, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) trở nên nhộn nhịp hơn với những cuộc gặp gỡ. Ở tuổi 90, sức khỏe tuy đã yếu nhưng khi nhắc đến hai từ "Điện Biên”, ánh mắt ông vẫn sáng lên niềm tự hào. Ông kể: Tôi vốn là một thiếu sinh quân. Đang huấn luyện ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì được điều động vào Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 hành quân về Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào hầm, giao thông hào để tiến công vào tập đoàn cứ điểm. Bộ đội khi ấy đa phần còn trẻ, tuổi chỉ đôi mươi nhưng kiên cường, dũng cảm, không hề chùn bước trước hiểm nguy nơi trận mạc, dù gian khó vẫn luôn sáng lên tình đồng đội, không tiếc máu xương, chỉ mong được chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. 

Sau giải phóng Điện Biên, ông chuyển ngành. Nhớ đồng đội, nhớ chiến trường xưa, ông đã 5 lần trở lại Điện Biên Phủ, 2 lần tới thăm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Tư lệnh của chiến dịch Điện Biên Phủ. "Mỗi chuyến đi đó, chúng tôi - những cựu chiến binh năm xưa lại thắp sáng lên niềm tự hào: Là chiến sỹ Điện Biên! Chỉ tiếc rằng, Ban liên lạc chiến sỹ Điện Biên TP Hòa Bình khi mới thành lập có 34 người, thì nay, nhiều anh, chị đã về với tổ tiên, chỉ còn lại 5 người, trong số đó, có những người chẳng còn minh mẫn nữa" - ông Kỳ chia sẻ.

Mang theo lời hỏi thăm của ông Đường Hồng Kỳ, chúng tôi tìm gặp cựu chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Quốc Ấn. Sau vài lời hỏi han, ông bắt đầu câu chuyện: Tôi khi ấy là lính pháo binh thuộc Sư đoàn 351 nhưng được giao nhiệm vụ chính là làm công tác quân giới. Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi được lệnh lên Tuyên Quang nhận vũ khí, đó là pháo 105 mm, vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta. Trong chiến dịch, pháo 105 mm của ta bắn đâu trúng đấy, đánh thắng ngay từ trận đầu. 

Góp sức cùng bộ đội nơi tiền tuyến, những năm 1953 - 1954, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, ủng hộ lương thực, thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Theo tài liệu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1929 - 2010), tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương của chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong (TNXP), 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao và mở rộng hơn 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La). Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hòa Bình đã huy động trên 380 nghìn lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170 nghìn ngày công xay, giã 545 tấn thóc, cung cấp cho bộ đội gần 40 tấn thịt, gần 1.900 m3 gỗ, tre, bương… Tất cả đã góp phần tạo nên chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu, đưa danh từ "Điện Biên Phủ” vào từ điển bách khoa quân sự thế giới.

Hải Yến


Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục