Trước ngày Đại tướng đi xa, tôi có dịp ngồi tâm sự với Đại tá Nguyễn Huyên - Người trực tiếp giúp việc Anh Văn nhiều năm (*). Sau chén trà còn ấm, anh Huyên tâm sự: Tôi nghĩ mỗi người Việt Nam chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cũng sẽ học được rất nhiều ở Đại tướng.

Hôm nay tôi chỉ kể được một đôi điều thôi! Điều đầu tiên mà chúng ta học được ở Anh là tinh thần yêu nước, thương dân, hết lòng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Tuổi trẻ Anh đã xếp bút nghiên lên đường đấu tranh cách mạng cứu nước, cứu dân. Trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc, Anh đã đi vào quần chúng vận động cách mạng, phát triển lực lượng chính trị, tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân cùng với toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo. Vào đầu những năm 1980 của thế kỷ 20, Anh Văn được Đảng giao phụ trách, chỉ đạo lĩnh vực khoa học và giáo dục. Anh đã đem hết nhiệt tình trách nhiệm để tự học tập và làm việc nên những ý kiến chỉ đạo của Anh sát thực tiễn và đúng đắn, được các nhà khoa học, các nhà giáo dục đón nhận với một tình cảm chân thành, tin tưởng và kính trọng.


Cố Đại tá Nguyễn Huyên cùng tác giả đang trò chuyện. Ảnh: Trần Hồng.

Tôi còn nhớ có lần chị Nguyễn Thị Bình lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói đùa: "Quân của Anh Văn bây giờ còn đông hơn cả ngày xưa nhiều lần rồi!” Ý chị muốn nói trước đây Anh chỉ huy chỉ có một triệu quân, ngày nay Anh đang chỉ huy đội ngũ mấy chục triệu giáo viên, học sinh, sinh viên cả nước. Ấy là chưa kể đến đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nữa! Anh luôn là người có uy tín lớn được các cấp, các ngành, địa phương ủng hộ, tin tưởng bởi trước hết con người Anh luôn vì dân, vì nước. Sống gần gũi thân ái với đồng bào, đồng chí.

Điều thứ hai học được ở Anh là tinh thần luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Cả cuộc đời mình, Anh luôn tâm niệm lời Bác "Làm cách mạng phải dĩ công vi thượng”, "phải phục tùng tổ chức”. Bởi thế, có những lúc đụng đến một vấn đề gì đấy phải cân nhắc, Anh lại nhớ tới Bác. Sau Đại hội lần thứ V của Đảng, Anh vào thăm Nghệ Tĩnh, thấy Anh vẫn khỏe, mọi người liền hỏi: Sao Anh không vào Bộ Chính trị? Anh cười: Đó là do tổ chức phân công và mình vào Đảng có phải để làm Bộ Chính trị đâu! Trong lúc không ít người lợi dụng chức quyền lo cho con cháu, tự tư tự lợi, nhưng với Anh Văn, con cháu, người thân và kể cả những người giúp việc không hề có một đặc ân nào. Trước đây, có đơn vị muốn xây cho Đại tướng một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh để những lần vào công tác có chỗ nghỉ ngơi, nhưng Anh Văn không nhận. Những lần vào phía Nam, anh thường nghỉ ở nhà khách của Trung ương, Chính phủ theo đúng chế độ tiêu chuẩn. Anh em giúp việc chúng tôi cũng vậy, không ai lợi dụng uy tín của Anh Văn để trục lợi cho riêng mình.


 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh với cán bộ, phóng viên Báo QĐND năm 2005. Ảnh: Trần Hồng 

Điều thứ ba học tập ở Anh là tác phong làm việc dân chủ, tập thể. Anh Văn là con người làm việc dân chủ, tập thể, thương yêu cấp dưới. Bất kể công việc gì, Anh cũng luôn coi trọng việc bàn bạc tập thể. Công việc liên quan đến ngành nào thì anh họp bàn với ngành ấy, luôn coi trọng lắng nghe ý kiến cán bộ, chiến sĩ và người dân. Quá trình tiếp xúc không ít ý kiến trái chiều, nhưng Anh vẫn vui vẻ nghe. Bởi thế, nên đi đâu cũng thấy mọi người mạnh dạn nói với Anh những suy nghĩ, thắc mắc của mình, kể cả những điều khác ý Anh. Nghe rồi, Anh thường gọi chúng tôi và các cán bộ cùng đi trao đổi, xem xét thực tiễn để chỉ đạo. Anh là người quan tâm đến cấp dưới, thường hỏi thăm tình hình gia đình anh em, hầu như Tết năm nào Anh cũng giành thời gian đến nhà thăm hỏi, chúc Tết anh em giúp việc và bảo vệ.

 Anh Văn là con người cực kỳ coi trọng thực tiễn. Mỗi khi đến đơn vị hoặc địa phương nào, Anh thường cho người đi nắm bắt tình  hình, trước khi nghe lãnh đạo địa phương và đơn vị báo cáo. Có những lần đi địa phương Anh mời cả Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng đi cùng để trao đổi ý kiến. Tôi nhớ thời kỳ Quân đội làm kinh tế, Anh xuống tận nơi xem các đơn vị bộ đội làm kinh tế như thế nào. Vào Tây Nguyên Anh đi xem khắp các đồi, rừng, cổ vũ trồng cây, gây rừng không để đồi, núi trọc. Có lần đến thăm và làm việc ở một hợp tác xã ở Đông Anh Hà Nội, Anh hỏi chúng tôi: Các cậu xem ở đấy có bao nhiêu kỹ sư? Họ quan hệ với trường Đại học Nông nghiệp như thế nào, họ có đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật gì vào sản xuất?

Học tập ở Anh tinh thần tự học, học tập suốt đời. Là một người trí thức, nhưng Anh vẫn luôn coi trọng tự học tập để làm giàu trí tuệ của mình. Anh học bằng nhiều cách: Bằng đọc sách, sách trong nước và sách nước ngoài. Đọc bằng nhiều cách, Anh nhờ người đọc rồi đánh dấu những chỗ quan trọng cần đọc, Đại tướng chỉ chú ý những chỗ đánh dấu ấy, chỗ nào cần hiểu sâu thì mới đọc hết trang nói về vấn đề mình quan tâm. Như vậy, cả cuốn sách Anh Văn không nhất thiết là phải đọc hết tất cả các trang. Vì thế sách đọc được nhanh, được nhiều.

Cách đọc thứ 2 là phân công cho anh em đọc trước rồi nghe anh em nói lại. Anh rất chú trọng phương pháp học tập bằng cách nghe ý kiến các chuyên gia. Anh luôn để thời gian nghe các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia trình bày lĩnh vực của mình, cả tình hình thế giới và trong nước về lĩnh vực ấy như thế nào. Một cách học nữa là Anh rất chăm nghe thời sự, Anh thường nhắc nhở chúng tôi phải theo dõi thường xuyên tình hình thời sự trong nước, thế giới. Trước đây việc nghe đài BBC gần như bị cấm, vậy mà Anh bảo chúng tôi cần nghe xem họ nói về ta thế nào để biết mà phân tích tình hình.

Có buổi sáng sớm hàng ngày, Đại tướng vừa đi tập thể dục, tôi vừa đi theo mang các bản tin để báo cáo về thông tin thời sự. Mỗi lần đi công tác địa phương, đơn vị, Anh không quên nhắc chúng tôi đem theo đài, sách báo đi cùng. Là con người của công việc, đối với Anh Văn mỗi ngày phải cập nhật được những thông tin mới. Ngày nghỉ, anh hay đi ra ngoài để hiểu tình hình, gặp gỡ người nông dân, nhà khoa học, người lính để hỏi chuyện. Có lần ngày chủ nhật, chúng tôi đề nghị Anh phải dứt hẳn ra để nghỉ ngơi cho thoải mái, nhưng không ngờ Đại tướng bảo: "Các cậu tưởng cho mình nghỉ ngơi là thảnh thơi à, một ngày mà đầu óc không có thêm thông tin mới thì có cảm giác trì trệ còn mệt mỏi hơn!” Anh là con người luôn coi trọng bình đẳng nam nữ. Tôi nhớ mấy lần có đoàn đến làm việc, nhiều lúc anh em nam giới hay nhanh chân ngồi cả lên hàng đầu. Thấy thế là Đại tướng lại mời vài chị em cùng ngồi lên hàng trên và vài đồng chí nam giới phải nhường chỗ, ngồi xuống hàng dưới. Có địa phương lên thăm Anh, thấy trong đoàn không có phụ nữ, Anh liền hỏi lãnh đạo đoàn: Ở địa phương các đồng chí không có phụ nữ tham gia hay sao mà không thấy có chị em nào trong đoàn? Phụ nữ là một nửa của đất nước, như vậy là các đồng chí chưa tôn trọng phụ nữ...”.

Biết anh Huyên còn nhiều việc nên tôi không thể ngồi lâu, ngắm những bức trướng mà các đơn vị, địa phương và cá nhân đề tặng treo kín nhà. Dừng lại ở bức trướng do Giáo sư Vũ Khiêu đề tặng: "Võ công truyền quốc sử/Văn đức quán nhân tâm” - (Chiến công lưu truyền trong sử nước/Đức độ thấu suốt mọi lòng người). Chúng tôi càng hiểu vì sao Người được gọi một cách trìu mến: Vị Đại tướng của Nhân dân; được đồng bào và chiến sĩ cả nước kính yêu, bạn bè quốc tế kính trọng và nể phục.

HOÀNG QUÝ (ghi theo lời kể của cố Đại tá Nguyễn Huyên, phụ trách Văn phòng Đại tướng)

(*) Đại tá Nguyễn Huyên mất tháng 5 năm 2019

Theo Qdnd.vn

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục