(HBĐT) - Những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã thể hiện được dấu ấn đậm nét trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Đặc biệt, ở khối xã, thị trấn, Nhân dân được phát huy quyền làm chủ trong nhiều hoạt động đảm bảo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.


Bộ phận "một cửa" thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) niêm yết đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho Nhân dân đến giải quyết công việc, phát huy dân chủ ở cơ sở.

Thị trấn Lương Sơn là địa bàn hành chính trung tâm của huyện về chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá - xã hội, tập trung đông dân cư với đời sống cao so với mặt bằng chung của huyện. Tại trụ sở UBND thị trấn, bộ phận "một cửa” là nơi thường xuyên tiếp và giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Do đó, cấp uỷ, chính quyền thị trấn đã chỉ đạo việc đảm bảo hiệu quả, chất lượng phục vụ Nhân dân đặt lên hàng đầu. Đồng chí Hoàng Việt Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: "100% cán bộ làm công tác tiếp dân đều được quán triệt tinh thần phục vụ Nhân dân tận tình, trách nhiệm. Tại bộ phận một cửa niêm yết đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính liên quan đến từng lĩnh vực cụ thể để người dân tiện theo dõi, nắm bắt. Bên cạnh đó, thị trấn cũng công khai thông báo và lấy ý kiến người dân về kế hoạch phát triển KT-XH, xây dựng các công trình, hạng mục cơ bản… Đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu, từ đó, lấy sự đồng thuận của người dân làm cơ sở để đánh giá hiệu quả việc phát huy dân chủ tại địa phương”.

Ngoài thị trấn, các địa phương khác cũng thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong xây dựng nông thôn mới (NTM) như xã Tân Vinh, Cao Sơn, Lâm Sơn… Kế hoạch xây dựng các công trình NTM ở các xã được đưa ra bàn bạc công khai, lấy ý kiến đóng góp, nhất trí của Nhân dân đảm bảo khách quan, dân chủ. Nổi bật như cán bộ, Nhân dân xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh hiến hơn 2.000 m2 đất cho UBND xã xây dựng trụ sở mới, làm nhà văn hóa trung tâm. Hay như xã Lâm Sơn, để hoàn thành xây dựng NTM nâng cao, Nhân dân đồng thuận cao, đóng góp nguồn lực trị giá hơn 31 tỷ đồng, bao gồm: Ngày công lao động, tiền mặt, hiến đất và tài sản trên đất. Tất cả các khoản đóng góp của Nhân dân đều được thông báo công khai, chi tiết để Nhân dân theo dõi, giám sát.

Huyện có 11/11 xã, thị trấn xây dựng, bổ sung quy chế, quy ước và được Chủ tịch UBND huyện công nhận; duy trì tốt hoạt động tại bộ phận "một cửa", "một cửa liên thông" để phục vụ Nhân dân. Tại trụ sở UBND các xã, thị trấn đều có hòm thư góp ý để Nhân dân kịp thời phản ánh, kiến nghị những vấn đề bức xúc, đảm bảo quyền của công dân. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được cấp uỷ, chính quyền các địa phương quan tâm thực hiện. Hàng tháng, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tổ chức tiếp xúc, đối thoại với công dân, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời. Từ đầu năm đến nay, UBND các xã, thị trấn đã tiếp nhận 183 đơn, đã giải quyết 133 đơn, còn 50 đơn đang tiếp tục giải quyết.

Hiện, toàn huyện có 11 Ban thanh tra nhân dân xã, thị trấn với 77 thành viên; 61 Ban giám sát đầu tư cộng đồng với 427 thành viên hoạt động đều đặn. Các ban đã phát huy vai trò, thực hiện giám sát có hiệu quả, phát hiện những vụ việc sai phạm của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị, tham gia góp ý với chính quyền, các cơ quan chức năng nhằm ngăn ngừa, phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện pháp luật ở cơ sở và việc triển khai các dự án đầu tư ở địa phương. Qua đó, đóng góp tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tham gia quản lý Nhà nước.

Thanh Sơn


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục