Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel ký kết hợp tác với UBND tỉnh.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất về chuyển đổi số (CĐS), đồng thời tiến hành ký kết "Thỏa thuận hợp tác chiến lược về CĐStỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025”. Theo đó, trong khuôn khổ pháp luật quy định, khả năng về nguồn lực của hai bên, UBND tỉnh và Tập đoàn Viettel thỏa thuận hợp tác các nội dung gồm có: Hợp tác cung cấp các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; hợp tác trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng viễn thông và ứng dụng CNTT trong phát triển đô thị thông minh; hợp tác hoàn thiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực viễn thông và CNTT; hợp tác xây dựng nông nghiệp thông minh; du lịch thông minh; các nội dung hợp tác khác theo nhu cầu của UBND tỉnhvà khả năng đáp ứng của Tập đoàn Viettel.
Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel giới thiệu khái quát quá trình hình thành, phát triển cũng như thành tựu của Tập đoàn. Bên cạnh phát triển thị trường trong nước, những năm qua, Tập đoàn đã mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn Viettel đã đẩy mạnh 4 lĩnh vực hoạt động chính: Viễn thông, công nghệ cao, CĐS, thương mại - logistic và các lĩnh vực khác… Trong hợp tác với tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn cam kết đảm bảo về công nghệ, các nguồn lực: Con người, nguồn vốn, năng lực tài chính, an toàn an ninh thông tin để triển khai nhiệm vụ CĐS. Lãnh đạo Tập đoàn cũng đánh giá cao những tiềm năng, thuận lợi cùng sự quan tâm, đi đầu của tỉnh Hòa Bình trong phát triển chính quyền số nói riêng, CĐS nói chung.
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại lễ ký kết.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnhkhẳng định và ghi nhận đóng góp của Tập đoàn Viettel đối với sự phát triển của tỉnh trong những năm qua. Đặc biệt trong bối cảnh dịchCovid-19 vừa qua, việc ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành đã được áp dụng có hiệu quả (phòng họp trực tuyến, phòng họp không giấy tờ…). Hiện nay, tỉnh đã xây dựng mục tiêu và các giải pháp mạnh mẽ với nhiều mục tiêu cụ thể để thúc đẩy phát triển KT-XH gắn với 4 trụ cột chính: Nông nghiệp sạch; công nghiệp phụ trợ giá trị cao tận dụng vị trí gần Thủ đô Hà Nội và nguồn lao động dồi dào; phát triển du lịch trên cơ sở tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường xanh, sạch cùng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển mô hình ngôi nhà ven đô. Trong đó, CĐS cũng được tỉnhxác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra. Sau khi thoả thuận được ký kết, tỉnh sẽ nhận được sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ tham vấn của Tập đoàn về quy hoạch CĐS; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hạ tầng viễn thông; đào tạo nguồn nhân lực. Hai bên cam kết hợp tác lâu dài, các nội dung của thoả thuận sẽ đạt được theo mục tiêu đã đề ra.
L.C