(HBĐT) - Cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, mở đường cho Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Lãnh đạo, cán bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh gặp gỡ, ôn lại truyền thống của các thế hệ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiệp định Giơnevơ được ký kết ngày 20/7/1954, theo hiệp định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời. Một phần của Quảng Trị từ sông Bến Hải trở ra được giải phóng, các huyện từ Gio Linh trở vào Hải Lăng trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Thị xã Quảng Trị, trong đó có Thành cổ Quảng Trị trở thành trung tâm chính trị, quân sự, KT-XH. Mỹ - Ngụy biến Thành cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng.

Ngày 23/3/1972, Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư đã họp và nhất trí thông qua, phê chuẩn quyết định mở chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên. Đồng thời điều ngay 4 Sư đoàn 308, 304, 324, 320 cùng nhiều đơn vị đặc công, pháo binh, công binh, thông tin, xe tăng, thiết giáp, phòng không, tên lửa và một số binh chủng kỹ thuật khác, có nhiệm vụ mở chiến dịch nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch ở Quảng Trị. Qua đó nắm thời cơ đánh trận quyết định tiêu diệt từng trung đoàn, lữ đoàn địch, phá vỡ tuyến phòng thủ. Kiên quyết không để cho chúng kịp đối phó, phát huy cao độ uy lực của các loại binh khí kỹ thuật hiện có, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, kết hợp với đánh vừa, đánh nhỏ. Sử dụng lực lượng tinh nhuệ để thực hiện các đòn đánh sâu, đánh hiểm, hỗ trợ đắc lực cho Nhân dân Quảng Trị nổi dậy cướp chính quyền, mở rộng vùng giảỉ phóng miền Nam Việt Nam.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính tri và Quân ủy T.Ư, đúng 11h30' ngày 30/3/1972 các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích toàn mặt trận, mở đầu bằng các trận bắn phá mãnh liệt của pháo binh súng cối nhằm đập nát công sự, trận địa phòng thủ của địch, chớp thời cơ các đơn vị bộ binh xe tăng của ta đồng loạt xung phong đánh chiếm lần lượt các căn cứ địch ở thị trấn Đông Hà, Ái Tử, thị xã Quảng Trị… Trong thời gian ngắn, với tinh thần tiến công kiên quyết, liên tục, phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, quân dân Quảng Trị đã đánh bại và làm chủ toàn bộ tuyến phòng thủ của địch trên địa bàn, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị ngày 1/5/1972.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ một lần nữa liều lĩnh tung lực lượng lớn B52, máy bay, cùng nhiều tàu chiến các loại của hạm đội 7 đánh phá trở lại miền Bắc, tiếp sức cho Ngụy quyền Sài Gòn tái chiếm vùng giải phóng của ta ở miền Nam. Với sự ủng hộ và cổ xúy của Mỹ, ngày 13/6/1972, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tức tốc ra lệnh cho quân tái chiếm vùng giải phóng của ta. Ngay sau đó, ngày 28/ 6/1972, quân Ngụy Sài Gòn liều lĩnh mở cuộc hành quân quy mô lớn mang tên "Lam Sơn 72" với sự tham gia của 1 sư đoàn dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, 2 liên đoàn biệt động quân, Liên đoàn dù số 81 và Lữ đoàn kỵ binh bay số 1, có sự chi viện đắc lực của B52, máy bay các loại, từ các căn cứ không quân CORAT, UTAPAO, GUAM, trên đất Thái Lan và pháo hạm từ hạm đội 7 của quân Mỹ do tướng ngụy Ngô Quang Trưởng trực tiếp chỉ huy, hùng hổ vượt sông Mỹ Chánh tiến đánh Quảng Trị vùng giải phóng non trẻ của ta.

Sau nhiều ngày sử dụng B52, máy bay các loại kết hợp với pháo binh, súng cối từ Đồng Lâm, Mỹ Chánh, pháo hạm tầm xa của hạm đội 7 quân Mỹ từ biển bắn với mật độ cao vào các trận địa chốt của ta dọc theo đường số 1, đường 68, nam sông Nhùng, Cổ Lũng, Thuận Đầu, quận lỵ Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Ngày 28/6/1972, địch bất ngờ điều ngay một lực lượng lớn gồm hàng trăm máy bay trực thăng các loại, bay độ cao thấp, vần vũ kín trời, mang theo 1.000 lính thuộc sư đoàn kỵ binh bay số 1 quân ngụy Sài Gòn, đổ quân xuống khu vực nam sông Nhùng, Cổ Lũng hòng đánh chiếm và cắt đứt liên hệ của ta giữa Cửa Việt và thị xã Quảng Trị.

Hết tháng 7 đến trung tuần tháng 9, sau nhiều ngày quân Ngụy Sài Gòn dưới sự chi viện với mật độ cao của B52, cùng máy bay, pháo binh các loại, kết hợp với sử dụng một lực lượng lớn BB, xe tăng các loại liên tục tổ chức các đợt tấn công từ nhiều hướng với tần suất từ 15 - hơn 20 lần trong ngày, với một chính diện hẹp chưa đầy 500 m nhằm đánh chiếm bằng được Thành cổ, làm cho ta có những ngày phải bổ sung hơn 100 tay súng nhưng cũng không thể bù đắp đủ số thương vong. Nhưng với tinh thần chiến đấu quả cảm, ngoan cường, sự chịu đựng hy sinh, gian khổ, ác liệt vô bờ bến, bộ đội ta đã kiên quyết chiến đấu, bám trụ đến cùng giữ vững Thành cổ trong suốt 81 ngày đêm.

50 năm về trước, những người lính đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, anh dũng, làm rạng danh tên đất, tên người như: Thành cổ Quảng Trị, Đông Hà, La Vang, Ái Tử, hay Như Lệ, Tích Tường, sông Thạch Hãn ... mãi mãi trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khắc ghi vào trang lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân, dân Quảng Trị và của cả dân tộc Việt Nam.

Đất nước khải hoàn ca, Tổ quốc yên bình, non sông về một dải, những người chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức, phát huy truyền thống cựu chiến binh Việt Nam "Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới”. Với tinh thần "Xưa thắng giặc ngoại xâm, nay thắng giặc đói nghèo”, họ luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng vươn lên, vượt qua đói nghèo và làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương. Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của lực lượng cựu chiến binh trong xây dựng và phát triển quê hương, chỗ dựa tin cậy của cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

                                                      
 Bùi Hữu Ngạn
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh
(Nguyên khẩu đội trưởng Cối 82 mm - Đại đội 12 - 
Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 36 - Sư đoàn 308 năm 1972)

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục