Người chiến sĩ Tiểu đoàn 307 năm xưa giờ đây tuy đôi chân không còn rắn rỏi, nhưng trí nhớ vẫn minh mẫn. Những trận đánh, những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, "nguyện một lòng gìn giữ non sông” vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí ông Thiện.


Ông Huỳnh Thế Thiện kể về cuộc đời binh nghiệp, từ khi gia nhập Tiểu đoàn 307 đánh Pháp, rồi đánh Mỹ và tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam. 

Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên tại Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, vốn quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam qua bài hát Tiểu đoàn 307. "Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang. Cửu Long giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn. Tiếng Tiểu đoàn ba trăm lẻ bảy”.

Những ngày tháng Tư lịch sử, bước sang tuổi 91, người chiến sĩ Tiểu đoàn năm xưa vẫn giữ được phong thái oai hùng, rắn rỏi của một người lính can trường. Ông là Huỳnh Thế Thiện (tên khai sinh là Nguyễn Thế Thân) đã từng tham gia ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

18 tuổi cùng đồng đội đánh chìm tàu chiến Pháp

Bên bàn trà trong căn nhà lọt thỏm giữa vườn trái cây sầu riêng, măng cụt thuộc ấp 6, xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp, người đàn ông dáng người đậm, khôn mặt hiền, với bộ râu dài trắng như cước kể về cuộc đời binh nghiệp từ kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông sinh năm 1932. Năm 16 tuổi ông đã đi theo và xin tham gia Tiểu đoàn 307, lúc đó đơn vị mới được thành lập.

Tiểu đoàn 307 được thành lập ngày 1/5/1948 tại vùng căn cứ Đồng Tháp Mười gồm lực lượng của Khu 8 và một bộ phận quan trọng của Trung đoàn 99 Bến Tre hợp thành, với tên gọi "Tiểu đoàn liên quân lưu động". Tiểu đoàn làm lễ xuất quân ngày 5/7/1948 tại căn cứ Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Sau đó, vì thấy tên gọi "Tiểu đoàn Liên quân lưu động" dài, dễ lộ bí mật, cấp trên cho đơn vị đổi tên thành Tiểu đoàn 307. Trong năm đầu tiên, tiểu đoàn đã đánh thắng hai trận nổi tiếng ở Mộc Hóa và La Bang (Trà Vinh), mỗi trận tiêu diệt một tiểu đoàn địch.

Cuối năm 1949, Tư lệnh Khu 8 Trần Văn Trà phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307, tuy mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Nhà thơ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ "Cửu Long Giang" đăng trên báo "Tổ quốc" - Khu 8, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Tiểu đoàn Ba lẻ bảy".


Ông Huỳnh Thế Thiện nhận được nhiều Bằng khen, huân, huy chương và nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước. 

 Năm 1950, khi mới 18 tuổi, người chiến sĩ trẻ Nguyễn Thế Thân đã cùng đồng đội lập được chiến công vang dội. Khắc ghi lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, "người chiến sĩ tiếc gì máu rơi”, "nguyện một lòng gìn giữ non sông” của người chiến sĩ Tiểu đoàn 307, anh lính trẻ cùng đồng đội dũng cảm, gan dạ, mưu trí tổ chức phục kích đánh chìm một tàu chiến của địch, bắt gọn một tiểu đội và thu nhiều vũ khí.

Bị đánh chìm là một chiếc tàu lớn của địch, chở lương thực và vũ khí. Khi đi từ Trà Vinh lên chợ Bãi Sang, tàu có một tiểu đội bảo vệ. Lúc này cấp trên giao cho 2 tiểu đội thực hiện phục kích đánh tàu địch. Để tiếp cận tàu địch, cấp trên chỉ thị dùng 3 chiếc xuồng tấn công từ 3 hướng. Chiến sĩ Nguyễn Thế Thân được giao lái chiếc xuồng số 1. Khi áp sát được mạn tàu của địch, các chiến sĩ dùng lựu đạn ném lên tàu, sau đó trèo lên tàu khống chế lái tàu và bắt toàn bộ lính, tịch thu vũ khí trước khi chiếc tàu của quân đội Pháp chìm.

Sau chiến công vang dội này, trong năm 1950, chiến sĩ trẻ Huỳnh Thế Thiện được tuyên dương, sau đó được kết nạp đảng ngay tại rừng Càng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

75 năm tuổi đảng, đi qua ba cuộc chiến


Dù tuổi đã cao, nhưng đảng viên 75 năm tuổi đảng Huỳnh Thế Thiện vẫn giữ được phong thái oai hùng, rắn rỏi của người chiến sĩ Tiểu đoàn 307 năm xưa. 

Sau thành tích trên, chiến sĩ Huỳnh Thế Thiện được phân công nhiệm vụ mới với vai trò là bộ đội địa phương nằm vùng. Kể từ đó, ông Thiện cùng đồng đội đã thực hiện hàng chục trận đánh lớn nhỏ, lập được nhiều chiến công vẻ vang.

Đến năm 1955, ông được cấp trên chỉ thị tập kết ra Bắc. Giai đoạn này, ông vinh dự được gặp Bác Hồ. "Đó là một ngày tháng Tư năm 1960 khi Bác Hồ đến thăm nhà máy phân đạm Hà Bắc mà không báo trước. Lúc bấy giờ đơn vị của tôi đang tham gia xây dựng nhà máy. Tại đây Bác đã dặn dò và trò chuyện rất lâu với bộ đội và công nhân tại công trường”, ông Tư Thiện nhớ lại.

Năm 1961, ông được điều trở lại chiến trường miền Đông, biên chế tỉnh đội Phước Long, sau đó chuyển sang K16 (Bù Đốp). Do tình thế trên chiến trường có nhiều thay đổi, năm 1966, ông tiếp tục được điều động đến Đại đội 290, hoạt động tại Bù Đăng, do ông Điểu Ong làm Đại đội trưởng. Ông Thiện được phân công làm Chính trị viên Đại đội.

Những năm sau đó, Đại đội 290 phối hợp với các đơn vị khác tổ chức đánh 41 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và làm bị thương 432 tên địch, diệt gọn 2 trung đội bảo an, đánh tan 2 đoàn bình định, bắn cháy và phá hủy 14 xe quân sự địch. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Huỳnh Thế Thiện tiếp tục phục vụ trong đơn vị quân đội tại địa phương.

Năm 1979, một lần nữa ông lại cầm súng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Hơn 3 năm sau, ông về công tác tại Quân khu 7. Năm 1986, ông được phân công giữ chức vụ Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lộc Ninh, tỉnh Sông Bé.

"Suốt cuộc đời cha tôi gắn với màu xanh áo lính. Với cuộc sống đời thường, ông luôn là người cha, người ông, người đảng viên mẫu mực. Cha tôi luôn dạy con cháu noi theo lời dạy của Bác, việc gì có lợi cho dân thì nên làm, không có lợi cho nhân dân thì không làm; sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Bình Phước, con trai ông Huỳnh Thế Thiện chia sẻ.

"Đảng viên Huỳnh Thế Thiện tham gia cách mạng từ khi tuổi đời còn trẻ và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong quá trình công tác, đồng chí Huỳnh Thế Thiện luôn nêu cao tinh thần kiên trung của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, là tấm gương sáng để các thế hệ học tập, noi theo”, ông Dương Thanh Huân, Bí thư Huyện ủy Bù Đốp (Bình Phước) nhắc lại quá trình theo Đảng, theo cách mạng của ông Huỳnh Thế Thiện tại lễ trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.

Người chiến sĩ Tiểu đoàn 307 năm xưa giờ đây tuy đôi chân không còn rắn rỏi, nhưng trí nhớ vẫn minh mẫn. Những trận đánh, những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, "nguyện một lòng gìn giữ non sông” vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí ông Thiện. Những câu hát hào hùng về Tiểu đoàn 307 đã theo ông qua từng trận đánh, từng chiến trường và nay vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí người lính, người đảng viên cao niên ấy với niềm tin sắt son một lòng vì Đảng, vì nhân dân.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục