(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy tinh thần "gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu”, quân và dân huyện Mai Châu đã viết nên những trang sử ca về một vùng đất "người anh dũng, đất anh hùng” trong chiến đấu, lao động, sản xuất, góp sức cho ngày vui đại thắng...




Phát huy truyền thống quê hương, thanh niên huyện Mai Châu hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Vùng đất của những con người kiên cường, bất khuất

Nói về quê hương Mai Châu, Đại tá Lò Văn Thẩm, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mai Châu không khỏi xúc động và tự hào. Trong tâm trí của ông thì Mai Châu là vùng đất của những con người kiên cường, bất khuất. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người dân Mai Châu đã tự chế vũ khí để đánh giặc. Bằng vũ khí thô sơ tự tạo là những khẩu súng kíp, cung nỏ, giáo, mác... Nhân dân đã có những trận đánh khiến giặc Pháp vô cùng khiếp sợ. 

Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn người con trên mảnh đất này đã viết đơn tình nguyện xung phong ra trận. Trong đó, trung đội du kích của xã Tòng Đậu gồm 13 đồng chí tham gia tăng cường chi viện cho chiến trường Quảng Trị năm 1972. Toàn huyện có 1.390 gia đình có người đi bộ đội tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường. Trong đó, 6 gia đình có 4 người con, 30 gia đình có 3 con, 70 gia đình có 2 con đi bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Nhiều người con của quê hương Mai Châu đã anh dũng hy sinh, góp một phần xương máu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ghi nhận những đóng góp quan trọng đó, trong 10 năm (từ 1965 - 1975) các xã: Ba Khan (cũ), Thung Khe (cũ), Mai Hạ, Vạn Mai, thị trấn Mai Châu đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hạng ba.

Không chỉ tích cực tham gia chi viện sức người cho chiến trường, ở hậu phương, Nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu luôn "chắc tay súng” sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Với vị trí chiến lược, cửa ngõ nối tỉnh Hòa Bình với Khu 3, Khu 4, Tây Bắc và nước bạn Lào, thời điểm cuối năm 1964, đầu năm 1965, Mai Châu trở thành mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Trong cuộc chiến tranh leo thang phá hoại bằng không quân lần thứ nhất (1965 - 1968), không quân Mỹ đã 87 lần đánh vào 41 mục tiêu trên địa bàn huyện, tập trung vào các tuyến đường giao thông, cầu cống, kho tàng... Chúng đã thả 2.227 quả bom các loại, bắn 267 loạt đạn rốc-két, 155 loạt đạn 20mm gây nhiều tội ác cho Nhân dân. Tuy nhiên, "lũ giặc trời” đã phải đền tội khi quân và dân Mai Châu phối hợp bộ đội chủ lực tổ chức chiến đấu đánh trả 525 trận, 3 lần bắt sống phi công Mỹ. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, máy bay Mỹ không dám liều lĩnh hạ thấp độ cao để đánh phá mà chỉ dám bay lượn trên cao rải truyền đơn nhằm tuyên truyền chống phá.

Cần cù trong lao động, xây dựng quê hương

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hậu phương Mai Châu luôn "chắc tay cày”, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, cần cù lao động để đảm bảo lương thực và chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh giặc. Các HTX nông lâm nghiệp được chú trọng xây dựng. Đến cuối năm 1964, toàn huyện có 95 HTX với 2.783 hộ tham gia (chiếm 99,1% tổng số hộ của toàn huyện lúc bấy giờ).

Nhằm đẩy mạnh sản xuất, từ năm 1965, huyện phát động nhiều phong trào thi đua. Lực lượng thanh niên có phong trào "Ba sẵn sàng”, phụ nữ "Ba đảm đang”, công nhân "Chắc tay súng, vững tay búa”... Từ các cơ quan, xí nghiệp, lâm trường đến đồng ruộng, từ các em thiếu nhi đến các cụ phụ lão đều ra sức thi đua với tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Nhờ vậy đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất của địa phương. Trong giai đoạn 1969 - 1972, Mai Châu là đơn vị đứng đầu các huyện miền núi phía Bắc về phong trào nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, trong năm 1975 là huyện đầu tiên của tỉnh đạt năng suất lúa 5 tấn/ha...

Theo đồng chí Phạm Văn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, những thành tựu quan trọng đó đã trở thành nền tảng vững chắc để huyện xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ đó làm tốt công tác lãnh đạo Nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua lao động sản xuất; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển KT-XH địa phương. Đưa Mai Châu trở thành điểm đến an toàn, điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm. Đến hết quý I/2023, toàn huyện có 7/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục