(HBĐT) - Sáng 30/5, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) (sửa đổi) và thảo luận về nội dung này.

Có ý kiến cho biết, GDĐT có phạm vi tác động rộng, trong đó có các quy định yêu cầu bảo đảm, bảo mật, an ninh, an toàn thông tin của thông điệp dữ liệu trong GDĐT, trong cung cấp, quản lý chứng thư điện tử và chi phí điện tử. Dự thảo luật đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện GDĐT là phù hợp. Tuy nhiên, theo đại biểu, những hành vi tiết lộ dữ liệu tạo chữ ký số (CKS), giả mạo CKS cần được nghiêm cấm trong GDĐT. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung những hành vi trên vào khoản 6, Điều 9 dự thảo luật để nâng cao hiệu lực của pháp luật và căn cứ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. 

Để bảo đảm quyền lợi của người thực hiện giao dịch cũng như môi trường giao dịch lành mạnh, có đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong GDĐT đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc xác minh, làm rõ, giám sát, xử lý các vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh. Ngoài ra, dự thảo luật cần có quy định áp dụng hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an làm tiêu chuẩn chung cho giao dịch trên môi trường điện tử, trong giải quyết TTHC, dịch vụ công trực tuyến. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Công Thương, Bộ TT&TT trong cấp phép, quản lý giấy phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; cân nhắc kỹ lưỡng quy định về quản lý CKS chuyên dùng công vụ…

Cũng trong buổi sáng, QH thảo luận về Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ QL27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa-kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Buổi chiều, QH nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết (NQ) về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), sau đó, QH thảo luận ở tổ về dự thảo NQ này và dự thảo NQ của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại tổ chiều 30/5.

* Phát biểu tại thảo luận tổ, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình nhất trí với sự cần thiết phải ban hành các Nghị quyết do Chính phủ và Ủy ban Thường vụ QH trình tại kỳ họp. Đại biểu cũng cơ bản nhất trí về phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, đặc biệt quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ hiện đang nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên đã cho thấy tính nhân văn và mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm. Đồng thời, đại biểu cho rằng, dự thảo Nghị quyết bổ sung quy định kết quả giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách là một trong những căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm là rất quan trọng. Điều này thể hiện việc thực hiện lời hứa và trách nhiệm của người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. 

Đại biểu cũng phân tích và thống nhất cao với quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, trong đó có trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ QH trong việc gửi Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cư tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đến ĐBQH chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp QH. 

Liên quan đến quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại QH, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị các Báo cáo giải trình và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm cần được gửi đến các vị ĐBQH nghiên cứu, làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá tín nhiệm. Về quy định hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 50% tổng số ĐBQH, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình QH, HĐND miễn nhiễm. Theo đại biểu, quy định như vậy sẽ đảm bảo ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm. 

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị rà soát các nội dung về trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định Chủ tịch QH có thể họp với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của  một số Đoàn ĐBQH hiện nay chưa có Trưởng đoàn; đồng thời, sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết số 119/2020/NQ14 ngày 19/6/2020 của QH về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế chính sách, đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của QH về tổ chức  chính quyền đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo thống nhất, xúc tích, gắn gọn và khả thi trong thực tế. 

PV (TH) và Ngô Hường (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình)


Các tin khác


Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội

(HBĐT) - Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 -  2025.

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 29/5 Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023

(HBĐT) - Sáng 28/5 (tức ngày 10/4 Quý Mão), tại chùa Phật Quang - Hòa Bình, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 – Dương lịch năm 2023. Dự đại lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, nguyên Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo tăng ni, phật tử.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại tổ về một số dự án luật

(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 27/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Sớm tôn tạo, phục dựng di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Nật Sơn - cơ sở Đảng đầu tiên huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 11/5/1947, Chi bộ Nật Sơn được thành lập tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Bùi Văn Xe, xóm Trám, xã Nật Sơn, châu Lương Sơn (nay là xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi). Đây là Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của châu Lương Sơn lúc bấy giờ; là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào đấu tranh cách mạng của xã Nật Sơn nói riêng và của huyện nói chung.

Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

(HBĐT) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14) có hiệu lực 01/7/2020. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13), có hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01-07-2020. Kể từ khi Luật có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời góp phần quan trọng vào bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các nội dung của Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, qua đó được mọi tổ chức, cá nhân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay có một số nội dung của 2 Luật trên cần phải sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với các quy định mới, cũng như trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục