Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 949-KL/TU về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TU, ngày 17/8/2018 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận chính quyền (DVCQ) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
BTV Tỉnh ủy đánh giá, sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 43-CT/TU, công tác DVCQ trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng thực hiện gắn với các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị đã nghiêm túc quán triệt thực hiện, cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận phù hợp với nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Việc áp dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thường xuyên. Triển khai mô hình "Chính quyền thân thiện”, góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình giải quyết các TTHC của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo niềm tin, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
UBND các cấp đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; công khai, minh bạch các chương trình, kế hoạch, dự án, các cơ chế, chính sách theo quy định; tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, nắm bắt tình hình nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, đoàn viên, hội viên.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị còn chậm. Một bộ phận công chức, viên chức ở cơ sở thiếu phương pháp, kỹ năng hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình, TTHC theo quy định của pháp luật; còn có trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm đạo đức công vụ và vi phạm pháp luật phải xử lý theo quy định.
Công tác tiếp công dân, tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cơ quan nhà nước với nhân dân có lúc chưa thường xuyên, việc đôn đốc giải quyết các kết luận sau thanh tra chưa triệt để; còn tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp. Công tác cải cách TTHC ở một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, các chỉ số đánh giá: Hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) vẫn xếp thứ hạng thấp...
Trước thực trạng đó, tại Kết luận số 949-KL/TU, BTV Tỉnh ủy xác định các nhóm nhiệm vụ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DVCQ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đó là: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp, góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Thực hiện công tác DVCQ gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước. Tăng cường công tác tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và công tác kiểm tra, giám sát. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp; thực hiện tốt quy chế dân chủ và phong trào thi đua "Dân vận khéo”. Đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng dịch vụ công, xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân.
Việt Hà
(Văn phòng Tỉnh ủy)
Ngày 27/10/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Thảo luận tại Tổ 15 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ĐBQH tỉnh Hòa Bình mong rằng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ có quy định mang tính đột phá mang tính chất đặc thù, đặc biệt. Tuy nhiên, trên những cơ sở của pháp luật sẽ có những rà soát bảo đảm tính nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật.
Chiều 10.11, cùng với các ĐBQH tỉnh Bình Phước, Yên Bái, Bình Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đồng tình với việc sửa đổi Luật Lưu trữ (năm 2011). Để việc sửa đổi Luật phát huy hiệu quả, giải quyết khó khăn từ cơ sở, các đại biểu đề nghị rà soát kỹ các quy định của Luật để bảo đảm tính thống nhất với các luật liên quan, tránh được việc chồng chéo giữa các luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, có cơ chế, hành lang pháp lý đặc thù khuyến khích tối đa hoạt động lưu trữ; mở rộng hình thức tiếp cận hoạt động lưu trữ…
Sáng 10/11, thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đường bộ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để sửa đổi phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi; làm rõ các hình thức đầu tư trong quy định về đầu tư xây dựng công trình đường bộ để bảo đảm cơ sở pháp lý khi triển khai tổ chức thực hiện.
Ban Tiếp công dân tỉnh vừa ban hành Công văn số 345/TCD-XLD gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thông báo về các trường hợp từ chối tiếp công dân.
Thời gian qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lương Sơn đã tập trung lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xây dựng huyện Lương Sơn trở thành hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh.