Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, phiên thảo luận tại hội trường vào chiều 8/12/2023, lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời giải trình các vấn đề đại biểu, cử tri nêu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hệ thống chính trị và Nhân dân đồng thuận để giảm các loại tội phạm, vi phạm

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh

11 tháng năm 2023, Công an tỉnh phát hiện 723 vụ phạm tội, tăng 38 vụ so với cùng kỳ. Tội phạm hình sự về cướp, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giảm. Tội phạm về kinh tế và ma túy tăng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Toàn tỉnh xảy ra 220 vụ tai nạn giao thông, số người chết giảm; số tiền xử phạt 66 tỷ 468 triệu đồng, trong đó xử lý nồng độ cồn 43 tỷ 852 triệu đồng.

Mong các đại biểu cùng hệ thống chính trị và Nhân dân đồng thuận để lực lượng Công an thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao ý thức của người dân Hòa Bình trong tham gia giao thông. Người dân cần nâng cao ý thức, chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. Thời gian tới, gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần quan tâm, phối hợp chặt chẽ, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cấp xã vào cuộc tích cực trong việc giải quyết mâu thuẫn từ cơ sở. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết vấn đề việc làm.

Đối với vấn đề về ô nhiễm môi trường, khai thác đá, cần đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân, doanh nghiệp.


Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu giải trình.



Tăng cường đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

 Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính

Năm 2023, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn; lĩnh vực bất động sản trầm lắng. Thu Ngân sách Nhà nước của tỉnh chỉ đạt hơn 4.300 tỷ đồng, không đạt chỉ tiêu đề ra. Sở đã chủ động cân đối ngân sách bảo đảm chi cho các hoạt động.

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh thu Ngân sách Nhà nước 823 tỷ đồng. UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh  mức thu Ngân sách Nhà nước khoảng 2.000 tỷ đồng. Về vấn đề này,  Giám đốc Sở Tài chính khẳng định nguồn lực của tỉnh còn và cũng tin tưởng năm 2024 thị trường bất động sản "ấm lên".

Đối với lĩnh vực thuế nông nghiệp, năm 2024 thấp hơn 2023 vì năm vừa qua có những khoản đột biến. Liên quan đến việc giảm 50% phí bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, các sắc thế này tỉnh chỉ tổng hợp chứ không được thu.

Về vấn đề kinh phí quản lý hành chính tăng cao do phát sinh tăng lương, mua sắm… Nhìn chung, tỉnh Hòa Bình vẫn đảm bảo cân đối dự phòng khoảng 2%.

Về vấn đề Công ty Thủy điện Hòa Bình muốn đưa về cho tỉnh quản lý hiện có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến khó khăn. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước lâu dài, thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. 

Đối với vấn đề mua sắm tập trung trang thiết bị, UBND tỉnh phân cấp cho các địa phương, sở ngành. Trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần chủ động giải quyết vấn đề này.


  Đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính phát biểu giải trình.




Triển khai các giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế đạt 9% năm 2024

Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư 

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa đạt 1% nhưng tỉnh đề ra kế hoạch năm 2024 tốc độ tăng trưởng đạt 9%. Với vấn đề này, năm 2024, dự kiến tổng mức đầu tư công của tỉnh khoảng 9.000 – 10.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Trung ương trên 3.000 tỷ đồng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế từ 3,5 - 4%. Ngoài ra, những dự án ngoài ngân sách dự kiến tăng gấp đôi hoặc gấp rưỡi, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khoảng từ 2,5 - 3%. Bên cạnh đó, tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho các dự án ngoài ngân sách và các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã có hướng điều chỉnh, cân đối nguồn vốn và hiện vẫn đảm bảo về mặt thủ tục, đảm bảo tiếp tục triển khai thi công trong thời gian tới.


 Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình.




Đảm bảo nguồn đất đắp phục vụ các dự án

Bùi Quang Toàn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường 


Về việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thực hiện theo Nghị định số 02 năm 1994 của Chính phủ. Quá trình thực hiện do quy trình công nghệ, sự phối hợp, kinh nghiệm chưa nhiều nên xảy ra tình trạng chung là chất lượng bản đồ đo đạc chưa chính xác.

Năm 2006, Chính phủ có Quyết định số 672 thực hiện đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Ngày 8/11/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 218 về đo đạc bản đồ địa chính kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Theo lộ trình, đến năm 2028 sẽ đo đạc và cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nội dung về nhu cầu đất đắp, hiện nay, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh khó khăn, vướng mắc, quy trình để thực hiện cấp phép kéo dài vì có bước khảo sát, thăm dò, đánh giá. Mỗi nội dung công việc đều mất nhiều thời gian. Để khắc phục, HĐND đã thông qua danh mục các mỏ vật liệu xây dựng... Trên địa bàn tỉnh còn 4 mỏ đang hoạt động, đang còn hiệu lực giấy phép với trữ lượng 2 triệu 460m3. Để khắc phục những khó khăn về đất đắp công trình, trước mắt theo quy định của Luật Khoáng sản được lấy đất từ các công trình chưa triển khai nếu không sử dụng hết sẽ đem sang các công trình khác trên địa bàn. Nội dung này đã được UBND tỉnh ban hành văn bản. 


 Đồng chí Bùi Quang Toàn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu giải trình.




Chờ thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ để trình các nghị quyết

Đặng Mai Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ

Giải trình, làm rõ thêm về việc chưa trình các nghị quyết quy định chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội và một số dự thảo nghị quyết liên quan đến lĩnh vực Sở tham mưu giúp UBND tỉnh, Sở Nội vụ trả lời như sau:

Hiện nay, Bộ Nội vụ chưa có thông tư hướng dẫn đối với Nghị định số 33/NĐ-CP, do đó chưa đủ cơ sở pháp lý trình HĐND tại kỳ họp này. Về căn cứ để giao theo Nghị định số 33/NĐ-CP trong năm 2024 của tỉnh gồm 3.262 chỉ tiêu cán bộ, công chức cấp xã và giảm 48 cán bộ, công chức diện dôi dư, 1.994 chỉ tiêu người hoạt động không chuyên trách.

Đối với vấn đề thiếu giáo viên ngành GD&ĐT, theo Thông tư số 16 năm 2017 và Thông tư số 20 năm 2023 quy định trường tiểu học được bố trí 1,5 giáo viên/lớp đối với lớp học 2 buổi/ngày, bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp đối với lớp 1 buổi/ngày. Tỉnh đang bố trí giáo viên tiểu học từ 1,3 - 1,45 biến chế/lớp, tức trên mức tối thiểu, dưới mức tối đa. Hàng năm, UBND tỉnh căn cứ mức tối đa để xin tăng thêm chỉ tiêu. Trong 2 năm (2022, 2023), tỉnh không thiếu giáo viên bố trí theo mức tối thiểu mà chỉ thiếu đối với một số bộ môn khó tuyển giáo viên là tiếng Anh, mỹ thuật.


Đồng chí Đặng Mai Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu giải trình.



Số học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 có nhiều lựa chọn khác

Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT

Năm 2023, trong số 12.999 học sinh lớp 9 có 11.103 học sinh đăng ký thi vào lớp 10 THPT, số học sinh còn lại không đăng ký thi do các em có lựa chọn hướng khác. Các em học tại các trường dạy nghề cũng được học chương trình giáo dục văn hóa bậc THPT. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở GD&ĐT nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó phân luồng các đối tượng phù hợp. Nếu các em không học ở các trường THPT công lập vẫn có định hướng để có thể học nghề hoặc chương trình giáo dục phổ thông ở các trường cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

Về quy mô trường lớp, hiện nay tỉnh giữ ổn định, trong quy hoạch giai đoạn 2023 – 2030, định hướng đến năm 2050 vẫn giữ quy mô ổn định với tổng số 36 trường THPT, 13 trường dân tộc nội trú, 11 trung tâm giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp, 1 trường tư thục. Hiện nay, đối với hệ THPT, Sở tham mưu tỉnh khuyến khích tăng cường mô hình trường tư thục và không mở rộng mô hình trường công lập, trong bối cảnh giảm đơn vị hành chính sự nghiệp, giảm biên chế. Đây cũng là nội dung đã được đưa vào trong quy hoạch tỉnh.



Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu giải trình.



Nhóm PV phòng VH-XH

Các tin khác


Phát biểu bế mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND tỉnh khóa XVII

Sau 3 ngày làm việc, Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND tỉnh khóa XVII đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã phát bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu. 

Hà Nội sẽ có thêm thành phố thứ 3 ở phía Nam, gồm huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa

Hà Nội áp dụng mô hình "Thành phố trong Thủ đô” sẽ tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai), phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và dự kiến phía Nam (Phú Xuyên, Ứng Hòa)...

Trích nội dung trả lời chất vấn tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND tỉnh khóa XVII

Trong chương trình Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, chiều 7/12 đã diễn ra phiên chất vấn tại hội trường. HĐND tỉnh đã thống nhất 5 nhóm vấn đề chất vấn. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo các sở, ngành liên quan đến những vấn đề được dư luận xã hội, cử tri và Nhân dân quan tâm.

Quán triệt, triển khai tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng

Chiều 7/12, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết công tác xây dựng Đảng 5 năm (2021 - 2025) và tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và các đại biểu.

Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023: Thảo luận Tổ về các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp

Sáng 7/12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ mười bảy (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận tại 5 Tổ về các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp thuộc lĩnh vực thẩm tra của các Ban của HĐND tỉnh và Báo cáo của Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.

Báo chí ASEAN: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới xây dựng mô hình tòa soạn số

Sáng 7/12, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo báo chí quốc tế "Quản trị tòa soạn báo chí số: Lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm ở khu vực ASEAN”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục