Những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024, khắp mảnh đất Điện Biên hòa chung không khí rộn ràng, liên tục đón tin vui là những dấu ấn mới trên chặng đường phát triển. Từ vùng đất từng chịu bao bom cày đạn xới, đến nay, nơi đây đã vươn mình đổi mới. Điện Biên được biết đến không chỉ bởi chiến thắng "lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà còn bởi những thành tựu trong phát triển và hội nhập.


Điện Biên vui mừng chào đón các đại biểu và du khách trong chuyến bay Hà Nội - Điện Biên (của Vietnam Airlines) đầu tiên đáp xuống Cảng hàng không Điện Biên sau thời gian nâng cấp, mở rộng.

Thêm dấu ấn để Điện Biên vươn mình

Ngày 2/12/2023, chiếc máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN1802 (Hà Nội - Điện Biên) của Vietnam Airlines và chuyến bay mang số hiệu VJ298 của Vietjet Air (TP  Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ) lần lượt hạ cánh xuống đường băng Cảng hàng không Điện Biên. Đây là lần đầu tiên Điện Biên đón máy bay cỡ lớn như vậy. Những hành khách đầu tiên đặt chân xuống sân bay được tỉnh tổ chức chào đón nhiệt thành, nồng hậu. Bởi lẽ sau nhiều tháng đóng cửa nâng cấp, Cảng hàng không hoạt động trở lại với diện mạo đẹp, hiện đại là mong chờ của người dân nơi đây. 

Cảng hàng không Điện Biên từng được biết đến gắn liền với lịch sử, là sân bay dã chiến - cứ điểm 206 (hay còn gọi Sân bay Mường Thanh), một căn cứ tiếp vận rất quan trọng nằm trong Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp năm 1954. Nhưng giờ đây, Cảng hàng không là niềm tự hào của  người dân Điện Biên. Với quy mô đường cất hạ cánh dài 2.400m, rộng 45m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321, công suất khai thác 500.000 hành khách/năm, công trình này được kỳ vọng sẽ nối gần Điện Biên với cả nước và góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Điện Biên "cất cánh”.

Tiếp sau niềm vui ấy, người dân Điện Biên tưng bừng khánh thành cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm. Đây là điểm nhấn trong kiến trúc đô thị, là công trình giao thông rất quan trọng của trung tâm thành phố, góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng TP Điện Biên Phủ theo tiêu chí đô thị loại II. Từ vùng thấp đến vùng cao, trên khắp mảnh đất Điện Biên, có thêm biết bao công trình phục vụ đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH được hoàn thiện, đưa vào sử dụng: Trường học, đường giao thông, nước sinh hoạt, đưa điện về bản... Mỗi năm trôi qua, Điện Biên lại có thêm những công trình ý nghĩa, thiết thực, những dấu ấn trong hành trình phát triển.

Thay "áo đẹp” đón năm mới

Song song với các công trình, diện mạo Điện Biên ngày càng đổi thay thực chất nhờ các chương trình phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân... Từ tan hoang sau  chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu, đến nay tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh (giai đoạn 2021 - 2025) giảm bình quân hàng năm từ 4%, huyện nghèo giảm từ 5,5% trở lên. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 36.000 hộ, chiếm tỷ lệ 26,03%. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,1%, xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố cả nước và xếp thứ 4/14 tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc. Người dân được thụ hưởng đầy đủ, đảm bảo, kịp thời các chế độ, chính sách; được cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, được đào tạo nghề, tạo việc làm mới... Trường học về đến những thôn bản xa xôi, gian khó nhất. Từ gần 100% người dân mù chữ (sau khi giải phóng – Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954) đến nay, Điện Biên duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2. 


Sau 70 năm giải phóng, từ gần 100% người dân bản địa không biết chữ, tiếng phổ thông, đến nay, Điện Biên duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.


Bản làng đồng bào dân tộc  trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng trù phú.

Có thể khẳng định, Điện Biên đã thay "áo” để đón năm 2024. "Chiếc áo” đẹp đó còn là những ngôi nhà mới. Từ cuối năm 2023, Điện Biên có thêm hàng nghìn gia đình phấn khởi đón xuân trong nhà mới. Từ bản làng vùng thấp đến những nơi "thâm sơn cùng cốc”, xa xôi cách trở trên khắp mảnh đất Điện Biên "mọc” lên biết bao ngôi nhà vững chãi. Những mái nhà bừng sáng cả miền núi cao heo hút, tiếp thêm ý chí phấn đấu, động lực vươn lên thoát nghèo cho đồng bào các dân tộc. Đó không chỉ là thành quả nỗ lực của người dân, sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, lực lượng trên địa bàn mà còn là bao nghĩa tình gửi gắm của nhân dân cả nước.

Gần 70 năm trước, nhân dân cả nước đồng lòng, dốc sức cho Ðiện Biên Phủ để làm nên chiến thắng. Không còn hình ảnh những dòng xe thô sơ mang theo "sức người, sức của” tiếp tế cho tiền tuyến của quá khứ, hôm nay, cả nước hướng về Ðiện Biên bằng món quà đầy ý nghĩa từ chương trình "Triệu tấm lòng yêu thương, nghìn mái nhà hạnh phúc”. Cụ thể ngày 25/4/2023, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Ðiện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đề án nhận được sự góp sức tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, cá nhân trong cả nước. Qua đó, Điện Biên có 5.000 hộ nghèo, cận nghèo, nhà ở dột nát được thụ hưởng Đề án, kế hoạch hoàn thiện trước ngày 3/2/2024. Với chương trình làm nhà đại đoàn kết lớn nhất, thời gian nhanh nhất từ trước đến nay, mang theo "tinh thần Ðiện Biên Phủ”, cả hệ thống chính trị của tỉnh đầy khí thế bước vào chiến dịch "thần tốc”, dựng xây những "mái nhà hạnh phúc”. Nghĩa tình của cả nước đã làm nên diện mạo mới     cho mảnh đất biên cương cực Tây Tổ quốc, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn tỉnh.

Điện Biên đón người

Với những đổi thay đẹp đẽ ấy, Điện Biên càng tự tin, sẵn sàng đón du khách gần xa. Điện Biên đã, đang và sắp tổ chức hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch, chính trị quan trọng, với sự chuẩn bị chu đáo, đặc sắc, hấp dẫn hướng đến kỷ niệm 70 năm Chiến thắng  Điện Biên Phủ. Ngay trong tháng 12/2023, UBND tỉnh Điện Biên đã mang sắc màu văn hóa, đặc trưng tỉnh nhà giới thiệu, quảng bá thông qua Tuần Văn hóa - Du lịch Điện Biên tại các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa. Cùng với đó tiếp nhận đăng cai Năm du lịch quốc gia 2024. Qua các sự kiện, hình ảnh đẹp về mảnh đất và con người    Điện Biên được biết đến ngày càng rộng rãi hơn, mời gọi bạn bè gần xa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng chia sẻ: Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch, ngoài lịch sử hào hùng còn có cảnh quan đẹp, văn hóa đặc sắc. Đồng thời có những điều kiện rất thuận lợi thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử - tâm linh, du lịch bản sắc văn hóa dân tộc, khám phá cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Các tuần văn hóa – du lịch nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa, sản phẩm du lịch của vùng đất Điện Biên Phủ đến với du khách  và nhân dân các địa phương. Đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Điện Biên với các tỉnh, thành phố trong quá trình khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch; thúc đẩy liên kết, hợp tác cùng phát triển...

Mở đầu năm 2024, người dân Điện Biên cùng du khách nô nức vui hội Đua thuyền đuôi én truyền thống của người dân tộc Thái và Giải vô địch các câu lạc bộ dù lượn quốc gia lần thứ IV, diễn ra tại thị xã Mường Lay vào đúng dịp Tết Dương lịch. Tiếp đó, du khách sẽ ngỡ ngàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa anh đào trên đảo hoa Pá Khoang, cùng hòa mình vào các hoạt động độc đáo, đặc trưng của 2 vùng đất Điện Biên - Nhật Bản trong "Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024”. Vào tháng 3, Điện Biên lại làm say lòng du khách thập phương bởi vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban - biểu tượng cho hình ảnh cô gái Thái và cho du lịch Điện Biên. Cùng với đó là không gian văn hóa vùng cao, những sản vật, điệu múa, lời ca rộn rã... xuyên suốt Lễ hội Hoa ban năm 2024.

Còn rất nhiều hoạt động đặc sắc Điện Biên chuẩn bị và tổ chức cho Năm Du lịch quốc gia, cho đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi chương trình, sự kiện chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những cung bậc cảm xúc, những trải nghiệm đáng giá và để lại ấn tượng đẹp để nhắc nhớ và trở lại.

Nguyễn Hiền 

Các tin khác


TỈNH ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQ VIỆT NAM TỈNH HÒA BÌNH CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN GIÁP THÌN 2024

Thưa toàn thể Nhân dân các dân tộc trong tỉnh! 
Thưa đồng chí, chiến sỹ thân mến!

Niềm tin Xuân mới

Năm Quý Mão 2023 đang khép lại, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã về với mỗi gia đình, bản làng trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Đất nước vào Xuân rộn ràng khắp muôn nơi, lòng người náo nức, thêm niềm tin, kỳ vọng năm mới với nhiều thắng lợi mới.

Bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đối với ông Trần Văn Tân

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 167/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Trần Văn Tân.

Chủ tịch Khamtai Siphandone, nhà lãnh đạo góp phần củng cố quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Ngày 8/2/2024 là tròn 100 năm ngày sinh Chủ tịch Khamtai Siphandone, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của cách mạng Lào, cũng là người luôn gắn bó, góp phần củng cố, vun đắp quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa hai nước Lào và Việt Nam.

Xuân sớm ở vùng đất khó

Những con đường mới được cứng hoá thuận lợi đã như "chở” mùa Xuân về sớm hơn với một số xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục