Chiều 5/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về điều chỉnh phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo kết luận số 07/TB-VPCP, ngày 10/01/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức rà soát bổ sung nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia về giao thông được điều chỉnh quy mô, tiến độ thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được ý kiến của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 tỉnh (Quảng Ninh, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Thái Bình) thống nhất với phương án. Các địa phương còn lại tiếp tục đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu như đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất cơ sở thể dục thể thao và đề nghị giảm một số chỉ tiêu đất nông nghiệp; rà soát, hoàn thiện nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí.

Đối với đất khu công nghiệp, có 40 tỉnh đề xuất với diện tích 49.601 ha. Đất giao thông có 34 tỉnh đề xuất với diện tích tăng 33.804 ha. Đất công trình năng lượng có 16 tỉnh đề xuất với diện tích tăng 3.160 ha. Đất trồng lúa có 32 tỉnh đề xuất với diện tích giảm 100.295 ha. Đất rừng phòng hộ có 23 tỉnh đề xuất với diện tích giảm 47.305 ha. Đất rừng sản xuất có 22 tỉnh đề xuất với diện tích giảm 26.780 ha...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022. 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc điều chỉnh chỉ tiêu phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Đồng thời, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; phù hợp với định mức sử dụng đất; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Đối với các chỉ tiêu đất quốc phòng, đất an ninh, các địa phương làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh phân bổ theo đề xuất nhu cầu sử dụng của các tỉnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương thực hiện điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phải được tiếp cận trên cơ sở kết quả thực hiện, xu thế chuyển dịch đất đai; các công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn đã có chủ trương đầu tư, tập trung tại các vùng động lực, cực tăng trưởng quốc gia, hành lang kinh tế... theo định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Đ.H

Các tin khác


Đảng bộ huyện Tân Lạc: “Trái ngọt” sau 3 năm nỗ lực đưa nghị quyết vào cuộc sống

Mùa Xuân mới mang không khí rạo rực, tươi vui trên quê hương Tân Lạc. Những tuyến đường, ngôi nhà cao tầng, công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện... Thành tựu có được là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ huyện, sự đoàn kết, đồng lòng của chính quyền và nhân dân triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Đa dạng hình thức truyền thông cải cách hành chính hướng đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Thời gian qua, công tác truyền thông cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, triển khai thường xuyên. Việc truyền thông CCHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện CCHC của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ; nâng cao nhận thức, tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai CCHC; nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước; giám sát hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Quan tâm công tác phát triển đảng viên

Tính đến ngày 31/12/2023, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 732 tổ chức cơ sở Đảng (258 đảng bộ cơ sở, 474 chi bộ cơ sở; 8 đảng bộ bộ phận; 2.940 chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng ủy cơ sở; tổng số 70.045 đảng viên. Năm 2023, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 1.856 đảng viên, đạt 89,15% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh cơ chế hợp tác toàn diện giữa 9 tỉnh của Việt Nam, Lào và Thái Lan

Hội nghị cấp cao 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12 lần thứ 23 đã diễn ra từ ngày 27-29/2 tại tỉnh Sakon Nakhon (Đông Bắc Thái Lan) với sự tham dự của đại diện 9 tỉnh gồm Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình của Việt Nam; Bueng Kan, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom và Nong Khai của Thái Lan; cùng Bolikhamxay và Khammouane của Lào. Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham dự của đại diện hàng chục doanh nghiệp đến từ các tỉnh thành 3 nước.

Đảng bộ xã Độc Lập lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế

Thời gian qua, Đảng bộ xã Độc Lập (TP Hòa Bình) đã lãnh đạo triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, phát huy được nội lực và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Huyện Kim Bôi nhân rộng điển hình tiên tiến

Bốn khâu quan trọng của phong trào thi đua yêu nước đó là: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến (ĐHTT). Trong đó, xây dựng ĐHTT là cơ sở, tiền đề cho việc lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu để kịp thời động viên và xem xét biểu dương, khen thưởng. Trong thời gian qua, huyện Kim Bôi đã chú trọng thực hiện tốt việc nhân rộng ĐHTT trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục