LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

 


Những năm qua, nhân tố chính trị, tinh thần được cấp uỷ, chỉ huy các cấp quan tâm, bồi dưỡng, vun đắp cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh.

P.V: Thưa đồng chí! Chiến thắng ĐBP mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta như một bản hùng ca bất hủ, để lại nhiều bài học quý cho sự nghiệp xây dựng quân đội. Trong đó, bài học về phát huy nhân tố CT, TT là một trong những bài học thành công nhất, góp phần quyết định thắng lợi của chiến dịch. Đồng chí đánh giá như thế nào về nhận định trên?

Đại tá Quách Đăng Phú:Vai trò của nhân tố CT, TT thể hiện trước hết là do đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng và Bác Hồ. Đó là phát huy tốt vai trò công tác tư tưởng, gắn chặt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với công tác tổ chức để xây dựng, củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu cho bộ đội; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, nỗ lực phi thường tạo động lực tinh thần to lớn và sức mạnh chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS). Đồng thời, đó còn là sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh vô địch, vượt qua khó khăn, thử thách, dám chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Nhân tố CT, TT trong chiến dịch ĐBP được nuôi dưỡng, phát huy và nhân lên sức mạnh trên cơ sở phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy xây dựng và phát triển LLVT nhân dân, Quân đội nhân dân làm nòng cốt; là tài sản tinh thần vô giá, sức mạnh để làm nên chiến thắng. Chính điều đó đã tạo ra thế trận đánh địch rộng khắp, đảm bảo mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi bản, làng là một pháo đài, kết hợp chặt chẽ LLVT 3 thứ quân với đấu tranh cách mạng của nhân dân. Đó là nghệ thuật lãnh đạo kết hợp chiến tranh nhân dân với nghệ thuật quân sự độc đáo và phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, góp phần xây dựng, phát huy tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh, ý chí quyết tâm đánh giặc và thắng giặc của toàn dân tộc.

P.V: Những năm qua, nhân tố CT, TT được cấp uỷ, chỉ huy các cấp quan tâm, bồi dưỡng, vun đắp cho CBCS LLVT tỉnh như thế nào, thưa đồng chí?

Đại tá Quách Đăng Phú:Phát huy truyền thống, những năm qua, nhân tố CT, TT đã được cấp ủy, chỉ huy các đơn vị LLVT tỉnh đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng, vun đắp cho CBCS từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Từ đó hình thành và xây dựng bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng cho CBCS LLVT tỉnh. Đây là vũ khí sắc bén để mỗi CBCS tự tin, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc, vì CNXH và hạnh phúc của nhân dân.

Điều đó thể hiện sinh động trong đời sống hàng ngày của CBCS LLVT tỉnh như trở thành thói quen, ngoài nhiệm vụ huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, LLVT luôn tích cực xây dựng và hưởng ứng các phong trào thi đua quyết thắng, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn, gian khổ, cần phải hy sinh thì CBCS LLVT tỉnh đã trở thành "điểm tựa” vững chắc cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Như trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, hàng nghìn CBCS LLVT tỉnh không quản hiểm nguy, dầm mình trong nước lũ để giúp nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19, LLVT tỉnh cũng là lực lượng xung kích, đi đầu trong phòng, chống dịch bệnh. Hàng nghìn lượt CBCS ngày đêm túc trực ở các trạm, chốt, phục vụ nhân dân trong khu cách ly, vận chuyển vaccine; nhiều CBCS không ngại hy sinh, gian khổ, tình nguyện xung phong vào tâm dịch ở miền Nam cùng các lực lượng giúp nhân dân phòng, chống dịch bệnh...

P.V: Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức, yêu cầu xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng càng phải được coi trọng. Xin đồng chí cho biết trong bối cảnh đó cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ?

Đại tá Quách Đăng Phú:Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà công cuộc đổi mới đem lại đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và CBCS LLVT vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Tuy nhiên, các thế lực thù địch cũng tăng cường chống phá với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm làm phai nhạt, lu mờ bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta. Cùng với đó, những tiêu cực của xã hội, nhất là tệ tham nhũng, lãng phí, mặt trái của kinh tế thị trường tác động đến tâm tư, tình cảm của CBCS. Trong bối cảnh đó, yêu cầu xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng càng phải được coi trọng và trở thành vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách.

Kế thừa và phát huy bài học về phát huy nhân tố CT, TT trong Chiến dịch ĐBP vào xây dựng LLVT tỉnh về chính trị hiện nay, Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội trong mọi tình huống. Xây dựng đội ngũ CBCS có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, có khả năng "miễn dịch” trước sự chống phá của các thế lực thù địch và các tác động tiêu cực của xã hội; có động cơ, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ. Trọng tâm là nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện và trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất như phòng, chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai; tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới; coi xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị là cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Giữ vững vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ tỉnh; kết hợp thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với phát triển KT-XH, góp phần xây dựng tỉnh Hoà Bình ngày càng giàu đẹp.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Mạnh Hùng (TH)

Các tin khác


Những mốc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Hòa Bình xin trân trọng điểm lại những mốc thời gian của chiến dịch này.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên "Chim biển”.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 3-5-1954, những mũi lê đã chĩa vào bên sườn De castries

Từ cuối tháng 4, rất khó phân biệt trận địa ta và trận địa địch. Vì hầu hết những mũi chiến hào của ta đã cắm sâu vào Tập đoàn cứ điểm. Đôi lúc phải xác định trên bản đồ đâu là những cứ điểm địch còn giữ, đâu là nơi ta đã tiêu diệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục