Tỉnh Hòa Bình có trên 74% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trong đó người DTTS chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa rất quan trọng nhằm ổn định đời sống người dân.
Khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc được đầu tư, tạo điều kiện cho hơn 30 hộ đồng bào Dao bị ảnh hưởng bởi thiên tai ổn định cuộc sống.
Dự án 2 nhằm tạo điều kiện cho các hộ được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Theo đó, đối tượng được hưởng lợi theo dự án gồm: hộ đồng bào DTTS còn du canh, du cư; hộ gia đình, cá nhân di cư tự do đến các xã, thôn đặc biệt khó khăn; hộ gia đình, cá nhân sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cần phải sắp xếp ổn định dân cư; hộ gia đình, cá nhân tự nguyện di chuyển đến sinh sống ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư tập trung hoặc được bố trí đến sinh sống ổn định ở các xã biên giới, các điểm bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN.
Với diện đối tượng hỗ trợ rộng, nội dung hỗ trợ đa dạng, dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN có ý nghĩa rất lớn, góp phần an cư, lạc nghiệp cho bà con. Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng phòng Chính sách - Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Phần lớn đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình ở vùng đặc biệt khó khăn và hơn 90% thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Hiện cả tỉnh có 143 điểm nguy cơ cao về sạt lở với 3.298 hộ bị ảnh hưởng; 21 điểm thường xuyên bị lũ quét với 167 hộ bị ảnh hưởng và 70 điểm thường xuyên bị ngập úng với 1.750 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, trong đó chủ yếu là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở khu vực cần thiết, từ năm 2021 đến nay, tỉnh ta được phân bổ tổng số vốn 78.000 triệu đồng thực hiện hỗ trợ đầu tư 5 dự án ổn định dân cư tập trung cho 168 hộ tại các huyện. Các dự án ổn định dân cư tập trung được Ban Dân tộc tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương ưu tiên triển khai tại địa bàn khó khăn, địa bàn cấp bách có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng bởi thiên tai.
Hiện nay, tỉnh triển khai thực hiện 2 dự án ổn định dân cư tập trung tại huyện vùng cao Đà Bắc là khu dân cư tập trung xóm Duốc, xã Nánh Nghê cho 50 hộ và dự án ổn định dân cư tập trung Lũng Phiệng, xóm Mới, xã Đồng Chum cho 43 hộ; 1 dự án ổn định dân cư tập trung vùng thiên tai xã Vân Sơn (Tân Lạc) cho 35 hộ và 2 dự án ổn định dân cư tập trung tại xã Cuối Hạ, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cho hơn 50 hộ.
Đồng chí Bùi Thanh Hiệu, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: Cuối Hạ là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Trên địa bàn có nhiều điểm nguy cơ sạt lở. Chính vì vậy, khi triển khai xây dựng điểm dân cư tập trung, xã đã phối hợp chặt chẽ với huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng. Dự án đã được khởi công cuối năm 2023. Sau khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho 22 hộ dân có chỗ ở ổn định, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, xóa bỏ tình trạng du canh du cư tự do, giải quyết việc làm và góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của UBND tỉnh, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chính sách vẫn đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN cũng như vấn đề bảo đảm an sinh xã hội. Để hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư lớn, tỉnh xác định huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN.
Đinh Hòa
Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an - đã được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có vai trò quản lý, điều hành, dẫn dắt, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại nơi mình phụ trách. Việc nêu gương của người đứng đầu luôn có vai trò to lớn đối với sự thành công hay thất bại của đơn vị. Nếu người lãnh đạo gương mẫu, chính trực có thể giúp tập thể đoàn kết, phát triển vững mạnh. Song nếu người lãnh đạo suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống không phát huy vai trò nêu gương có thể khiến nội bộ lục đục, suy yếu.
Xác định điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng, làm nòng cốt cho phong trào thi đua yêu nước. Những năm qua, các cấp, các ngành huyện Lạc Thủy luôn chú trọng việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, đem lại hiệu quả thiết thực.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm, tại phiên thảo luận tổ chiều 31/5, đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình Nguyễn Thị Phú Hà đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14, ngày 19.6.2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và báo cáo tình hình tổng kết xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14, ngày 26.11.2019 của Quốc hội.
Ngày 30/5, tại xã Yên Trị (Yên Thuỷ), HĐND tỉnh khoá XVII và HĐND huyện Yên Thủy khoá XX, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và phát triển, mối quan hệ hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp ngày càng trở nên mật thiết và không thể tách rời. Có thể nói, "đồng cam cộng khổ” là cách mà báo chí và doanh nghiệp cần thực hiện nhất lúc này để cùng nhau vượt qua khó khăn và phát triển.