Thảo luận tại tổ chiều 17/6 về các dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và nghị quyết của Quốc hội quy định về giảm thuế giá trị gia tăng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cân nhắc xem xét quy định ở mỗi tỉnh cần phải thực hiện tối thiểu 1 phòng công chứng Nhà nước để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công chứng.


Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cần thiết áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% mặt hàng phân bón

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà đồng tình việc Chính phủ trình Quốc hội quy định áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón tại điểm b, khoản 2, Điều 9 từ diện không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế suất 5% để giải quyết những vướng mắc, bất cập của chính sách thuế giá trị gia tăng hiện hành đối với các ngành sản xuất trong nước về phân bón. Đại biểu cũng đề nghị, ban soạn thảo cần quy định cụ thể thêm việc xác định hành vi nào gây tổn hại sức khỏe, danh dự của công chức quản lý thuế tại khoản 12, Điều 13 về các hành vi bị nghiêm cấm.  

Đối với nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà đề nghị xem xét vấn đề này, bởi nếu đưa ra phải có chính sách ổn định, không nên 6 tháng điều chỉnh một lần sẽ gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện đối với các doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương.

Khắc phục bất cập trong chuyển đổi, giải thể phòng công chứng

Tán thành sự cần thiết việc sửa đổi Luật Công chứng theo Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc chia sẻ: Việc sửa đổi lần này để kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện Luật Công chứng 2014.

Theo đại biểu, qua khảo sát cho thấy, bên cạnh những kết quả còn nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung kịp thời để Luật Công chứng đáp ứng được yêu cầu.

Đồng tình với việc chuyển đổi, giải thể phòng công chứng theo quy định tại khoản 1, Điều 19, nhưng đại biểu cho rằng, tại một số tỉnh, thành phố không còn tồn tại phòng công chứng mà đã chuyển đổi 100% thành văn phòng công chứng. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn triển khai Luật Công chứng 2014 cho thấy ở một số địa phương đã chuyển đổi mô hình, ban soạn thảo cần đánh giá lại những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

Hiện nay, công tác lưu trữ hồ sơ công chứng của các phòng công chứng tại khoản 5, Điều 65 quy định: "Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng bị giải thể hoặc chấm dứt tổ chức hoạt động hành nghề công chứng đó phải thỏa thuận với 1 tổ chức hành nghề công chứng khác về tiếp nhận hồ sơ công chứng, nếu không thoả thuận được hoặc không thể thoả thuận thì Sở Tư pháp sẽ chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng. Trong trường hợp phòng công chứng được chuyển đổi thành văn phòng công chứng thì hồ sơ công chứng do văn phòng công chứng được chuyển đổi lưu trữ".


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc nhận thấy, quy định như vậy chưa phù hợp. Thực tế các văn phòng công chứng do các cá nhân công chứng viên thành lập. Trong khi đó, nếu thực hiện thoả thuận là phù hợp nhưng trong trường hợp Sở Tư pháp chỉ định thì còn bất cập. Do đó, cần đánh giá kỹ tác động ở những tỉnh đang thực hiện mô hình này nhưng không còn tồn tại phòng công chứng Nhà nước xem còn bất cập gì để khi sửa đổi Luật sẽ vừa bảo đảm quy định nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu thực tế.

Ngoài ra, cân nhắc xem xét quy định ở mỗi tỉnh cần phải thực hiện tối thiểu 1 phòng công chứng Nhà nước để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công chứng, bảo đảm thực hiện tối đa công tác quản lý Nhà nước về công chứng. Nếu tư nhân hoá sẽ dẫn đến chuyển đổi toàn bộ mô hình thành văn phòng công chứng và gặp khó khăn.

Về tạm ngừng hoạt động của văn phòng công chứng tại Điều 30, đề nghị xem xét làm rõ nội dung này. Trong trường hợp trên địa bàn không có tổ chức hành nghề nào hoặc các tổ chức trên địa bàn không thực hiện chỉ định của Sở Tư pháp, quyền lợi của người dân tại các văn phòng công chứng đã tạm dừng thì được giải quyết ra sao. Đề nghị ban soạn thảo cần xem xét kỹ nội dung này để bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như công tác quản lý Nhà nước về công chứng.

Về giới hạn độ tuổi của công chứng viên của dự thảo Luật đang quy định không quá 70 tuổi, đề nghị xem xét không nên cân nhắc cứng về độ tuổi. Thực tế với những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thi đỗ công chứng ít, người làm nghề công chứng chủ yếu là những cán bộ đã về hưu. Các văn phòng công chứng còn đang thuê chứng chỉ hành nghề để thực hiện nội dung này. Mặt khác, hàng năm có thể tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ đối với đội ngũ hành nghề công chứng. Nếu trường hợp đủ điều kiện sức khoẻ thì tiếp tục cho thực hiện hành nghề.

Về mô hình văn phòng công chứng tại khoản 1, Điều 20, theo dự thảo Luật nên sửa đổi quy định theo hướng cho phép văn phòng công chứng được tổ chức theo 2 loại hình là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh nếu bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn để giải quyết được những bất cập và thực tiễn hiện nay.

Về địa điểm công chứng tại khoản 2, Điều 44 dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) liệt kê cụ thể 3 trường hợp công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Việc quy định như vậy bó hẹp, mẫu thuẫn với nội dung tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng mà dự án Luật sửa đổi đã đưa ra. Việc liệt kê như vậy cũng chưa tương thích với quy định tại Điều 639, Bộ luật Dân sự 2015 là người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Nếu quy định như dự thảo sẽ khó bảo đảm đầy đủ những trường hợp thực tế phát sinh. Việc liệt kê không đủ sẽ làm cản trở giao dịch dân sự chính đáng khi phát sinh. Do đó, cần xem xét lại nội dung này.

Đại biểu cũng thống nhất quy định về công chứng điện tử trong dự thảo Luật để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động công chứng. Đặc biệt là góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các giao dịch dân sự; đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển đổi số hiện nay.

Ngô Hường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình)

Các tin khác


Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh gặp mặt các cơ quan báo chí 

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều 17/6, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh. Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh, Báo Hoà Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, đại diện một số cơ quan báo chí T.Ư tại tỉnh.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bấm nút khai trương Chuyên trang của TTXVN về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), sáng 17/6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản.

Phường Tân Thịnh hướng tới sự hài lòng của tổ chức và người dân

Trong những năm qua, phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) chú trọng triển khai các giải pháp cải cách hành chính (CCHC). Mới đây, phường triển khai mô hình "Áp dụng mã QR Code để khảo sát mức độ hài lòng của các tổ chức và người dân đối với dịch vụ hành chính công (HCC) tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả", hướng đến chính quyền vì nhân dân phục vụ.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Quy trình giải quyết tố cáo với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý gồm 3 bước.

Đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021

Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp.

Công an xã Phú Thành học và làm theo Bác

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lực lượng công an nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, những năm qua, Công an xã (CAX) Phú Thành (Lạc Thủy) đã phát huy vai trò nòng cốt trong giữ gìn ANTT, gần gũi, hết lòng vì nhân dân phục vụ như lời Bác dạy: "Công an của ta là công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc", được cấp uỷ, chính quyền và người dân trong xã ghi nhận, mến yêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục