Thời gian qua, Đảng bộ xã Phú Cường (Tân Lạc) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ, các ngành, đoàn thể trong xã triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết của Đảng ủy xã hàng năm vào cuộc sống. Qua đó quyết tâm thực hiện hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra.


Mô hình trồng ngô sinh khối tại xóm Khời, xã Phú Cường (Tân Lạc) cho thu nhập ổn định.

Đảng bộ xã Phú Cường có 16 chi bộ với 386 đảng viên. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội đề ra 24 chỉ tiêu chủ yếu và 4 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, hàng năm, 100% chi bộ trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ, 90% tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Duy trì tăng trưởng kinh tế trên 13%; sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 1.500 tấn trở lên; công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt trên 45%; thu ngân sách nhà nước đạt 13%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm...

Đồng chí Đỗ Văn Bảng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng bộ xã xây dựng các giải pháp, tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh phát triển sản phẩm gà đồi là tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú trọng giữ gìn   bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự; phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, văn hóa, xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng vững mạnh”.

Để Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ xã họp bàn, phân công, giao nhiệm vụ cho từng uỷ viên. Các chi bộ, cơ quan, đoàn thể xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội sâu rộng đến đảng viên, nhân dân. Vận động bà con đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến. Tích cực mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn; quảng bá sản phẩm gà đồi, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ, từ đó tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu cho địa phương.

Toàn xã canh tác 490 ha lúa, trên 880 ha ngô, 165 ha lạc, 190 ha khoai lang, rau các loại và các cây trồng khác đều đạt và vượt kế hoạch giao hàng năm. Xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất, định hướng người dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng tập trung, khép kín. Toàn xã có trên 2.800 con trâu, bò, 2.900 con lợn, 65.000 con gia cầm, 450 con dê. Các   mô hình kinh tế vừa và nhỏ được   khuyến khích phát triển, đạt hiệu quả cao, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Một số mô hình kinh tế tiêu biểu như: vỗ béo trâu, bò, chế biến nông sản… cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân, đóng góp nguồn thu cho ngân sách xã. 

Hiện, xã Phú Cường tập trung xây dựng sản phẩm khoai lang trở thành sản phẩm OCOP, được trồng nhiều ở xóm Khiềng, Vó. Khi được công nhận sản phẩm OCOP sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ, hình thành chuỗi liên kết giúp tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Xã chỉ đạo cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây trồng có giá trị cao vào thay thế như cây gia vị, cây ăn quả có múi hoặc trồng cỏ voi, ngô sinh khối để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi. Ngô sinh khối được trồng tại đia phương có nhiều ưu điểm vượt trội như: thời gian canh tác và sinh trưởng ngắn, chỉ bằng 3/4 so với giống ngô thông thường, có thể trồng 3 vụ/năm; công lao động và các chi phí về thu hoạch, tẽ hạt, bảo quản, xuất hàng đều thấp. Hiện, sản phẩm ngô được các tư thương và nhà máy chế biến nông sản của địa phương bao tiêu toàn bộ, giá cả ổn định.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, xã Phú Cường ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Trên địa bàn có các công ty, xưởng sản xuất với nhiều ngành nghề như: gạch bê tông, may mặc, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản… phát triển khá, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, từ đó tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng, hoàn thiện mạng lưới giao thông phục vụ dân sinh.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, từ năm 2023 đến nay, xã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ sản xuất, vận động nhân dân đóng góp ngày công, đào đắp 46.000m3 đất, phát quang 16,4 km các tuyến đường ngõ, xóm, gia cố 56 tuyến mương, bai. Qua đó tạo thuận lợi cho đi lại, đem lại diện mạo nông thôn mới cho địa phương. Tổng dư nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT trong xã đạt trên 94,7 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập, đời sống cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Phú Cường đạt 43 triệu đồng/năm.


Hoàng Anh

Các tin khác


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

 LTS: Ngày 28/6/2024, đồng chí NGUYỄN PHI LONG, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Báo Hòa Bình đăng tải toàn văn Chỉ thị này của BTV Tỉnh ủy.

Đa dạng hoạt động hướng đến kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Hưởng ứng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Công đoàn tỉnh Hòa Bình đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, đa dạng hoạt động thiết thực chăm lo cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 10/7, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương tổ chức Diễn đàn của Quốc hội về hoạt động giám sát tối cao và công tác chuẩn bị Diễn đàn.

Sơ kết công tác dân vận và hoạt động các Ban Chỉ đạo cấp ủy tỉnh về công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2024

Sáng 10/7, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân vận (CTDV) và hoạt động các Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp ủy tỉnh về CTDV 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng các BCĐ cấp ủy tỉnh về CTDV; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. 

Nhìn lại 1 năm thực hiện Đề án số 10-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Từ 194 hồ sơ đăng ký dự tuyển, qua 2 vòng thi, Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy chọn lựa được 117 đồng chí trúng tuyển tham gia Đề án số 10-ĐA/TU, ngày 20/6/2022 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án 10). Sau khi được tuyển chọn tham gia đề án, đội ngũ cán bộ nguồn được đào tạo, bồi dưỡng, hiện một số đồng chí đã được quy hoạch, bố trí sử dụng để phát huy năng lực, sở trường của cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục