Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân Tòng Đậu (Mai Châu) đã biết tự chế vũ khí để đánh giặc. Trong kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp thanh niên Tòng Đậu sôi nổi, hăng hái thi đua đẩy mạnh sản xuất, củng cố hậu phương, góp sức cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ. Với những đóng góp to lớn, Tòng Đậu vinh dự là 1 trong 2 địa phương của huyện Mai Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

 

Thế hệ trẻ xã Tòng Đậu (Mai Châu) được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, toàn diện, không ngừng phát huy truyền thống góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đồng chí Hà Văn Cừ, Bí thư Đảng ủy xã Tòng Đậu chia sẻ: Trong kháng chiến chống Pháp, người dân Tòng Đậu phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tự chế vũ khí là những khẩu súng hỏa mai để đánh giặc. Bà con một lòng một dạ theo cách mạng, tiến hành tiêu thổ kháng chiến, kịp thời ngăn chặn bè lũ tay sai, Phìa, Tạo phản động ở địa phương, bảo vệ thành quả cách mạng. Cùng với đó, xã huy động nhân dân xay, giã, đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn cây nứa, bương, tre phục vụ bộ đội đánh giặc. Đặc biệt, để phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu, đã có hàng trăm thanh niên của xã tham gia chiến đấu bảo vệ các tuyến đường lên chiến trường qua địa bàn. Đồng thời, phối hợp bộ đội chủ lực tổ chức đón đánh máy bay Pháp ném bom, đánh phá cầu, đường hòng ngăn chặn tuyến đường chi viện của ta cho chiến trường…

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dù đời sống còn nhiều khó khăn, đói khổ, nhưng với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Tòng Đậu tích cực tham gia chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam với khí thế sôi nổi. Nổi bật là chiến dịch sản xuất Cù Chính Lan đợt 1, đợt 2, đợt 3; phong trào giải phóng đôi vai bằng những phương tiện sản xuất cải tiến, đưa những loại giống mới vào sản xuất tăng sản lượng, hiệu quả kinh tế cao. Để đạt kết quả đó, xã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chống tư tưởng ngại khó, ngại khổ; đẩy mạnh phong trào thi đua "mỗi người làm việc bằng hai”, "tay cày, tay súng”... tổ chức trực chiến đánh trả máy bay Mỹ. Mặc dù dưới bom đạn ác liệt nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được kết quả khả quan với các phong trào "cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ”, "chiến sỹ thi đua nông nghiệp”, "lấy màu bù lúa”... góp phần đảm bảo lương thực phục vụ cho tiền tuyến.

Tổng kết 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Tòng Đậu có 210 người lên đường ra trận, trong đó 29 đồng chí hy sinh, 27 đồng chí là thương binh; 146 đồng chí tham gia lực lượng dân quân. Ngoài ra, địa phương cử 1 trung đội du kích gồm 13 đồng chí tham gia tăng cường và chi viện cho chiến trường Quảng Trị vào thời điểm cam go, ác liệt nhất năm 1972. Xã đóng góp 720 tấn thóc, hàng chục tấn thịt cho chiến trường. Quân và dân tham gia và trực tiếp chiến đấu 50 trận với máy bay Mỹ; 4 lần phối hợp lực lượng dân quân các địa phương bạn vây bắt giặc lái... Với những thành tích đó, tháng 6/1962, Tòng Đậu vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, những năm qua, Tòng Đậu không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao mức sống người dân. Đồng chí Hà Văn Cừ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Khi hòa bình lập lại, trong hơn 200 người con của quê hương Tòng Đậu tỏa đi khắp các chiến trường đã có những người không trở về. Những người con ở lại quê hương đã viết tiếp trang sử vẻ vang. Ngày nay, phát huy tinh thần, phẩm chất "Gái Vạn Mai, trai Tòng Đậu” trong thời kỳ gian khó, Tòng Đậu không ngừng nỗ lực, vươn lên trên mọi mặt trận, tiếp tục xây dựng đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cho thu nhập cao được nhân rộng như: nuôi cá dầm xanh thương phẩm; chăn nuôi bò sinh sản, trồng rau an toàn, các loại hình kinh doanh, dịch vụ, giúp đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có nhiều hộ thu nhập từ 300 - 450 triệu đồng/năm. Qua đó từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới, trên 75% hộ dân có nhà ở kiên cố, góp phần không nhỏ đưa Tòng Đậu là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Mai Châu đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015, tiến tới phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.


Hồng Ngọc


Các tin khác


Phấn khởi trước sự đổi thay của đất nước

LTS: Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Báo Hòa Bình ghi nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thể hiện sự tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quyết tâm học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh.

Thắt chặt quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 30/8, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2024).

Với tinh thần ngày Quốc khánh 2/9, phấn đấu xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển, phồn vinh

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân. Với dấu ấn đặc biệt và vẻ vang đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, mở ra một trang sử mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Tỉnh Hòa Bình khắc ghi lời Bác Hồ dạy

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã 4 lần về thăm tỉnh Hòa Bình. Người gửi hàng chục bức thư, bức điện, thiệp chúc mừng cùng những lời căn dặn, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thi đua lao động sản xuất, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến, xây dựng quê hương phát triển.

Báo Hòa Bình gặp mặt kỷ niệm 62 năm ngày ra số đầu

Ngày 30/8, Báo Hòa Bình tổ chức gặp mặt kỷ niệm 62 năm ngày ra số đầu (2/9/1962 - 2/9/2024). Dự gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Báo Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh, Ban liên lạc Hưu trí Báo Hòa Bình và cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hòa Bình.

Lan toả phong trào thi đua Dân vận khéo

Phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, tạo sức lan toả mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Qua phong trào góp phần phát triển KT-XH, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục