Ngày 28/10, Quốc hội (QH) tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của QH về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu tại phiên thảo luận sáng 28/10.

Sau gần một ngày thảo luận sôi nổi, trách nhiệm, đã có 24 lượt đại biểu phát biểu ý kiến và 9 lượt đại biểu tranh luận. Qua thảo luận, các đại biểu QH đánh giá cao kết quả giám sát và nỗ lực của Đoàn giám sát, sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ủy ban Thường vụ QH, của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan để Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ, kết quả giám sát cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Các đại biểu thống nhất, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển ổn định, bền vững TTBĐS và phát triển NƠXH cho người dân. Giai đoạn 2015 - 2023, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý TTBĐS, phát triển NƠXH đã mang lại nhiều kết quả tích cực, thay đổi bộ mặt đất nước, đô thị và nông thôn. TTBĐS đã tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, tăng trưởng kinh tế của đất nước vào quá trình xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển NƠXH cũng đáp ứng được một phần nhu cầu chỗ ở cho người có thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp, các đối tượng chính sách, các hộ nghèo. 

Bằng kinh nghiệm công tác của mình, từ lắng nghe ý kiến của cử tri, của nhân dân, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý TTBĐS và phát triển NƠXH. Các ý kiến tập trung phân tích kết quả đạt được, bất cập, hạn chế nguyên nhân, trách nhiệm, đồng thời đóng góp nhiều giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập, hạn chế trong tổ chức thực hiện với mục tiêu phát triển TTBĐS, phát triển NƠXH an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung cầu, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân, người lao động, đối tượng chính sách.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết: Qua nghiên cứu Báo cáo giám sát nhận thấy, nhiều chính sách, pháp luật quản lý TTBĐS đã được ban hành, góp phần tạo khung pháp lý cho phát triển TTBĐS và NƠXH. Giai đoạn 2015-2023, TTBĐS đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, số lượng dự án, đặc biệt đã khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong phát triển KT-XH, đáp ứng yêu cầu rất lớn về nhà ở trong giai đoạn hiện nay. 

Báo cáo giám sát đã chỉ ra tồn tại, vướng mắc của TTBĐS và NƠXH, trong đó TTBĐS và NƠXH chưa bền vững, mất cân đối cung cầu, giá BĐS còn cao so với thu nhập của người dân, nhiều khu đô thị bỏ hoang, quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập; qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến quản lý BĐS.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc nêu rõ, báo cáo cũng chỉ rõ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các chương trình tín dụng ưu đãi NƠXH còn thấp, quy trình, thủ tục cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội còn phức tạp, trùng lặp; mức cho vay tối đa đối với đối tượng chính sách xã hội thấp, chưa phù hợp với điều kiện KT-XH… Vì vậy, việc QH tiến hành giám sát tối cao về thực hiện chính sách, pháp luật công tác quản lý TTBĐS và phát triển NƠXH là vô cùng cần thiết, kịp thời, đặc biệt trong đó chỉ ra các điểm nghẽn về thể chế đã và đang cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng những tồn tại, hạn chế của chính sách, pháp luật trong quản lý TTBĐS và phát triển NƠXH. 

Bên cạnh 22 nội dung còn vướng mắc, bất cập về chính sách, pháp luật sau khi Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 được ban hành, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án BĐS gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững TTBĐS và NƠXH.

Đồng thời, những bất cập, chồng chéo về thể chế được chỉ ra trong báo cáo giám sát là căn cứ vô cùng quan trọng để các cơ quan soạn thảo cập nhật, nghiên cứu, sửa đổi đối với các dự án Luật ngay từ Kỳ họp này, nhất là các Luật về quy hoạch đô thị nông thôn, Luật Đầu tư công. Trong đó, cần nghiên cứu quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương nhằm tăng cường vai trò, tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền địa phương phù hợp với năng lực và gắn với phân bổ nguồn lực.



P.V (TH)

Các tin khác


Liên đoàn Lao động huyện Đà Bắc: Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước

Cùng với công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động (NLĐ), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đà Bắc chú trọng thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước. Từ đó phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn UAE hợp tác đầu tư tại Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), chiều 27/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của UAE trong lĩnh vực phát triển và quản lý hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp gồm: Ông Tamer Wagih Salem, Chủ tịch Tập đoàn Prime; ông Mohamed Juma Al Shamisi, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Cảng Abu Dhabi; ông Neils De Bruijn, Giám đốc Tập đoàn NDMC; ông Khaled Al Shemeili, Giám đốc Công ty xe Emirates.

Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024

Trong 2 ngày 26 - 27/10, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2024.

Huyện Lương Sơn cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác cải cách hành chính

Ngày 25/10, đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác CCHC năm 2024 tại huyện Lương Sơn. 

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Tám, ngày 26/10, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội; thi hành Hiến pháp, pháp luật; thực hiện ngân sách Nhà nước; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Tám, chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục