Lãnh đạo tỉnh trò chuyện với những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
(HBĐT) - Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng đã có tác động mạnh mẽ, rộng khắp đến cán bộ, hội viên nông dân ở các vùng miền trong toàn tỉnh, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua của tỉnh Hoà Bình nói chung và Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình nói riêng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên HBĐT có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
PV: Xin đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết những kết quả nổi bật của phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong điều kiện có rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là của giai cấp nông dân, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta vẫn liên tiếp được mùa, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng và có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ giống mới trong trồng trọt và chăn nuôi năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư cải tạo. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đóng góp vào thành tựu trên có sự cố gắng nỗ lực của giai cấp nông dân trong tỉnh với nòng cốt là Hội Nông dân các cấp đã phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện nhiều phong trào thi đua như: sản xuất kinh doanh giỏi, tham gia phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta những năm qua. Với 32.500 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 23,9% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh, tạo lực lượng nông dân giàu đủ mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Từ phong trào thi đua trong nông dân đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, nhiều công thức luân canh gắn với việc sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp canh tác khoa học đã được nhân rộng nâng cao hiệu quả sản xuất. Các mô hình kinh tế trang trại, cánh đồng đạt giá trị thu nhập cao đã hình thành và ngày càng được mở rộng ở các địa phương. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch đúng hướng và thay đổi rõ nét. Từ phong trào này đã tập hợp được những hộ nông dân sản xuất giỏi thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi. Chuyển những vùng đất trống, đồi núi trọc, thành những trang trại trồng rừng, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những nông dân sản xuất giỏi cũng chính là những điển hình của sản xuất nông nghiệp thời đại mới.
PV: Bên cạnh hiệu quả kinh tế, theo đồng chí, phong trào này còn có tác động như thế nào đối với việc xây dựng đời sống xã hội ở các vùng nông thôn?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Với tinh thần “lá lành đùm lá rách, người đi trước rước người đi sau, người đi sau theo mau người đi trước” đã tạo ra hiệu ứng xã hội to lớn. Nhiều hộ nông dân khá, giàu đã giúp đỡ những hộ đói nghèo về kinh nghiệm sản xuất, cách làm, hỗ trợ vốn, vật tư nông nghiệp, giống cây con để phát triển sản xuất kinh doanh. Hộ đói nghèo được giúp đỡ vươn lên đủ ăn và trở thành khá, giàu. Hàng ngàn các hộ nông dân đã trở thành các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở nông thôn. Không những thế nhiều hộ sản xuất giỏi còn đóng góp hàng chục triệu đồng để làm đường giao thông, xây dựng trường học, hỗ trợ xã nghèo, ủng hộ các hoạt động nhân đạo từ thiện… Tất cả những việc làm này đã góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương làm tốt công tác giảm nghèo đưa tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh từ 31% năm 2005 xuống còn 17% năm 2009.
PV: Được biết, trong tổ chức thực hiện phong trào sản xuất kinh giỏi, các cấp chính quyền đã có sự phối hợp rất tốt với Hội Nông dân cùng cấp. Để phong trào ngày càng tạo sức lan toả lớn đóng góp hiệu quả vào CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh uỷ đã có Chương trình hành động số 15/CT-TU với mục tiêu đến năm 2020 phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, đa dạng, bền vững có chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp... Để Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, UBND tỉnh đã ký quy chế phối hợp hoạt động với Hội Nông dân tỉnh, theo đó tập trung vào các chương trình công tác cụ thể và đã có nhiều kết quả rất tốt.
Trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền, ngành chuyên môn tạo điều kiện để Hội Nông dân tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ giúp nông dân vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng một số mô hình sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ. Tổ chức rà soát các chính sách liên quan đến kinh tế trang trại, tổ chức hội nghị gặp gỡ trao đổi với các cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho nông dân, giúp phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cao nhất cho nhiệm vụ đào tạo dạy nghề cho nông dân, nhất là nông dân bị thu hồi đất sản xuất; đề xuất các chính sách hỗ trợ nông dân. Sau Hội nghị biểu dương các hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Hoà Bình lần thứ 2, các cấp Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện và nhân rộng các điển hình nông dân sản xuất giỏi, tạo điều kiện để nông dân thực hiện tốt hơn nữa phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
PV: Xin cám ơn đồng chí!
Đinh Thắng
Trong các ngày 12 và 13-1, Ðoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu tình hình thực tế, phục vụ việc xây dựng và hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Ðại hội XI của Ðảng.
(HBT) Ngày 13/1 UBND tỉnh đã họp triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị
(HBĐT) - Ngày 13/1, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, các: Sở KH&ĐT, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường đã tới thăm và làm việc với Ban CHQS thành phố Hòa Bình; Trường Quân sự tỉnh; Đại đội trinh sát trực thuộc Bộ CHQS tỉnh; thăm khu vực đất quy hoạch dành cho gia đình cán bộ quân đội đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 13/1, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị lần thứ 13 (nhiệm kỳ 2009-2010).
(HBĐT) - Ngày 13/1, Ban VH-XH &DT thuộc HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai công tác năm 2010. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Yên Bồng, huyện Lạc Thủy là xã chịu nhiều thiệt thòi nhất từ thiên tai do thường xuyên bị ngập úng khi mùa lũ tới. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đầu người ở đây luôn đạt hơn 9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,9%.