Bộ Công Thương cùng 5 tỉnh, thành: Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng đã ký cam kết hợp tác nhằm phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Ngày 20-3, tại TP Quảng Ngãi, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức diễn đàn hợp tác vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung với chủ đề “Vận hội mới cho sự thịnh vượng”.


Vùng đất giàu tiềm lực


Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết đây là diễn đàn hành động của 5 tỉnh, thành trong vùng KTTĐ miền Trung nhằm kiến nghị những cơ chế, chính sách, quy hoạch, các dự án đầu tư lớn trong vùng... cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Quyết định số 105/QĐTtg của Thủ tướng Chính phủ, vùng KTTĐ miền Trung gồm 5 tỉnh, thành là Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng. Là một vùng đất giàu tiềm lực, chiếm khoảng 1/5 chiều dài đất nước với diện tích 28.000 km2, dân số khoảng 7 triệu người, tốc độ tăng GDP trung bình từ 10,6%-11,5%/năm.
 



Lễ ký cam kết hợp tác giữa Bộ Công Thương và 5 tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung


Chuỗi đô thị đang phát triển trải dài theo 558 km bờ biển, gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Vùng KTTĐ miền Trung đã và đang tập trung tạo ra được các điểm đột phá về kinh tế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ.

Tuy vậy, vùng KTTĐ miền Trung vẫn chưa vượt trội so với các vùng KTTĐ khác. Đây là vùng có điểm xuất phát về kinh tế tương đối thấp, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai khó lường, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, lại thêm khó khăn về nguồn tài chính, phương thức đầu tư, nhân lực, khả năng xử lý môi trường... Bên cạnh đó, liên kết hợp tác giữa các tỉnh, TP chưa đủ tầm tác động đến sự tăng trưởng của toàn vùng.


Cần có cơ chế để vượt qua rào cản


Theo ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung là hết sức quan trọng, cần thiết nhằm nhanh chóng tạo thế phát triển, thật sự trở thành hạt nhân tăng trưởng kinh tế quan trọng của đất nước.

“Hy vọng diễn đàn sẽ thống nhất được những nội dung liên kết và đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ những chính sách, cơ chế đặc thù trong sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng” - ông Huế nói.


Tại diễn đàn, 15 tham luận và nhiều ý kiến trao đổi đã đưa ra các giải pháp hay, thiết thực. Diễn đàn đã tập trung thảo luận 4 chuyên đề chính là quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cộng đồng hợp tác liên kết, hình thành cộng đồng doanh nghiệp hùng mạnh, mô hình tổ chức vùng KTTĐ miền Trung và cơ chế chính sách cho vùng.


Tiến sĩ Trương Đình Hiển, nghiên cứu viên cao cấp, cho rằng để có những chuyển biến to lớn trong sự phối hợp, liên kết và hành động, vùng KTTĐ miền Trung cần có một cơ chế và cách ứng xử để vượt qua rào cản về địa lý địa phương và địa giới hành chính. “Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải làm việc với tinh thần của một người lính trên mặt trận phát triển kinh tế-xã hội”- ông Hiển nói.


Kết thúc diễn đàn, Bộ Công Thương cùng 5 tỉnh, thành trong vùng KTTĐ miền Trung đã ký cam kết hợp tác gồm 7 điều khoản nhằm phát triển vùng KTTĐ miền Trung theo chiến lược đã được Chính phủ quy hoạch.

Xây dựng khu du lịch biển Mỹ Khê

Ngày 20-3, Công ty Cổ phần Du lịch biển Mỹ Khê (Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam) đã khởi công xây dựng khu du lịch biển Mỹ Khê tại xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 400 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư là 100 tỉ đồng, vay của các tổ chức tín dụng là 300 tỉ đồng.


Khu du lịch biển Mỹ Khê bao gồm nhiều loại hình hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển, lướt sóng, du thuyền, vui chơi giải trí, thương mại, thể dục thể thao... đáp ứng nhu cầu cho từ 500 - 700 khách lưu trú.


Đây là một trong những điểm du lịch đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa vào danh mục chương trình du lịch của tỉnh từ năm 2001 - 2010. Dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục