Quần đảo Hoàng Sa được thể hiện trên bản đồ khu vực của Hội Địa lý quốc gia Mỹ vào thời điểm hiện nay (chưa được điều chỉnh).

Quần đảo Hoàng Sa được thể hiện trên bản đồ khu vực của Hội Địa lý quốc gia Mỹ vào thời điểm hiện nay (chưa được điều chỉnh).

Ngày hôm qua (giờ địa phương), Hội Địa lý quốc gia Mỹ cập nhật quyết định mới nhất liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, sau khi Ủy ban Chính sách bản đồ của Hội họp bàn cụ thể.

Trung tuần tháng 3, Hội Địa lý quốc gia Mỹ liên tục nhận được phản ứng của độc giả Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) liên quan đến bản đồ thế giới trực tuyến do Tạp chí National Geographic Society phát hành.

Trong các bản đồ đó, quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi, có chữ “China” (Trung Quốc). 

Phía Việt Nam cho rằng đây là "việc làm sai trái xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam" đối với quần đảo này yêu cầu "sửa lỗi".

Trong phản hồi đầu tiên ngày 18/3, Hội địa lý Quốc gia Mỹ cho hay "đã xem xét lại vấn đề một cách cẩn trọng và nhận ra rằng chỉ đơn giản sử dụng cái tên Trung Quốc kèm với chữ "China" để phụ chú mà không có sự giải thích thêm nào có thể dẫn tới việc hiểu sai và diễn dịch sai".

Tổ chức này cũng cho hay trong tương lai "hoặc sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin kèm theo trên các bản đồ khác, hoặc sẽ không chú thích thêm".

Sau cuộc họp của Ủy ban Chính sách bản đồ để bàn thảo cụ thể hơn về vấn đề  này, ngày 25/3, Hội Địa lý quốc gia Mỹ đã có quyết định cuối cùng.

"Dựa trên các thông tin và nghiên cứu sẵn có tốt nhất, Ủy ban muốn có một phán quyết độc lập về những thay đổi hoặc là làm rõ về bản đồ của Hội này cũng như chỉnh sửa bất kỳ lỗi nào".

Hội Địa lý quốc gia Mỹ quyết định, việc ghi chú bản đồ đối với quần đảo Hoàng Sa sẽ tuân theo quy ước: Với các bản đồ thế giới tỉ lệ nhỏ: sử dụng tên gọi quy ước "Paracel Islands", bỏ thông tin về chủ quyền.

Với các bản đồ khu vực, các châu lục và bản đồ từng phần tỉ lệ lớn hơn, sẽ sử dụng tên gọi quy ước Paracel Islands, mở rộng thông tin về chủ quyền cụ thể hơn: Chiếm đóng (occupied) bởi Trung Quốc năm 1974, với tên gọi Xisha (Tây Sa), tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam với tên Hoàng Sa.

Như vậy, trên bản đồ thế giới, chữ "China" dưới quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) sẽ bị xóa. Với bản đồ khu vực, cụm từ "quản lý bởi Trung Quốc" sẽ được thay thế bằng cụm từ "chiếm đóng bởi Trung Quốc" với nhiều thông tin cụ thể hơn. Tên gọi chính thức của quần đảo cũng được sử dụng theo tên gọi thông lệ quốc tế Paracel Islands, chứ không phải Xisha (Paracel Islands) như trước.

Hiện nay, trên trang mạng của Hội Địa lý quốc gia Mỹ, quy ước này vẫn chưa được thực hiện.

Tuy nhiên, Hội này cho hay, những quy ước ghi chú này cũng sẽ được áp dụng với bản in các bản đồ tương lai của Hội Địa lý quốc gia Mỹ và sẽ được thể hiện trên bản đồ điện tử trong thời gian sắp tới

 

                                                                  Theo VietNamnet

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục