Một góc thành phố Điện Biên sau 56 giải phóng

Một góc thành phố Điện Biên sau 56 giải phóng

(HBĐT) - Năm nay ông nội tôi đã 81 tuổi, nguyện vọng duy nhất của ông là được trở về thăm lại chiến trường xưa; Điện Biên Phủ. Và tôi là người được lĩnh trách nhiệm nặng nế đó. Chuyến đi đã để lại trong tôi đầy ắp những kỷ niệm cùng niềm khâm phục trước sự hy sinh lớn lao của thế hệ ông cha để giành lại cuộc sống hòa bình hôm nay và không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng đất phía Tây Bắc của Tổ quốc.

 

Từ Hòa Bình, theo Quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279, chúng tôi đến Điện Biên. Trên đường đi, ông nội kể: Đèo Pha Đin nằm ở vị trí ranh giới giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đèo có chiều dài 32km. Pha Đin theo tiếng địa phương nghĩa là Trời Đất. Theo truyền thuyết đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (Cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La”. Với độ cao trên 1000m khi lên dốc, lúc xuống dốc, dù mới được nâng cấp, nhưng Đèo Pha Đin vẫn là con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh bởi một bên là vách núi dựng đứng, một bênh là vực sâu thăm thẳm và có nhiều “cua” hiểm trở. Như được sống lại những năm tháng hào hùng cách đây 55 năm, mắt ông nội bừng sáng: Trên con đường này, dưới mưa bom bão đạn những đoàn quân vẫn ngày đêm ra trận. Ông cùng đoàn ngựa thồ vượt đèo, leo dốc gùi gạo, muối, đạn dược, thuốc men phục vụ  bộ đội. Đói rét, gian khổ nhưng không ai nản lòng, tất cả một lòng một dạ đi theo Đảng với ước nguyện đánh đuổi giặc Pháp để giành lại cuộc sống hoà bình, no ấm”.

 

Nằm bên dòng sông Nậm Rốm, thành phố Điện Biên nằm gọn trong thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 6 km. Chính vì thế mà nó còn được gọi là “lòng chảo Điện Biên”. Điện Biên được xem là một thành phố năm ở biên giới và chỉ cách biên giới với nước bạn Lào 35 km. Đọc cuốn lịch sử Điện Biên tôi mới biết tên gọi Điện Biên do vua Thiệu trị năm 1841 từ châu Ninh Biên. Điện nghĩa là vững chãi, Biên là vùng biên giới, biên ải.

 

Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954 giữa những người lính “Bộ đội cụ Hồ” do Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chỉ huy và quân đội Pháp do tướng Christaan de  castries chỉ huy. Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, bộ đội ta đã di chuyển pháo binh  lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo quân và dân ta đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của dân tộc.
   

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 / 4 / 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ.  Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 1 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua và xã Thanh Minh.

    

Ông nội tôi hướng dẫn tôi đến thăm các di tích nổi bật của chiến trường Điện Biên năm xưa, đó là đồi A1, C1, C2, D1, các cứ điểm Hồng cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Đờ Catri. Đồi A1 nằm dài  theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. A1 là ký hiệu mà bộ đội ta đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận đánh vô cùng ác liệt, đến 4 giờ sáng ngày 7/5/1954 quân ta đã giành thắng lợi ở cứ điểm quan trọng này và đó là đòn quyết định để giành thắng lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Giờ đây, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 đã có đài kỷ niệm được xây dựng theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đao. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng trên nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tường hoa.

    

Cách thành phố Điện Biên Phủ gần 30km, Quần thể di tích sở Chỉ huy chíên dịch nằm  trong một khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận Mường Phăng, bên cạnh khu du lịch hồ Pá Khoang với cảnh đẹp như trong thần thoại. Để đến đây, chúng tôi đi bằng ô tô, vượt qua dốc Tà Lơi hiểm trở. Gần với sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000 m, từ đài quan sát có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Chúng tôi không chỉ được đến thăm hầm thông tin liên lạc,  đài quan sát, lán ở và làm việc của Đại tướng võ Nguyên Giáp mà còn được đi qua đường hầm xuyên núi dài 96 m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cùng hầm của Ban Cố vấn Trung quốc… Nơi đây những mệnh lệnh của Chỉ huy chiến dịch đã làm nên những chiến công đi vào sử sách như những huyền thoại.

 

Nằm tại khu phố 1, phường Mường Thanh, Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thằng lịch sử Điện Biên Phủ. Hiện bảo tàng có 5 khu, trưng bày 274 hiện vật và 122 bức tranh theo các chủ đề về: Vị trí chiến lượng của Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch. Tập đoàn cứ điểm của địch tại điện Biên Phủ. Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ ngày nay.

 

56 năm đã trôi qua, chiến trường xưa đang từng ngày thay da đổi thịt. Không chỉ là một cứ điểm lịch sử, Điện Biên Phủ còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và xinh đẹp, một vùng đất thực sự là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc và thăm thú cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc.

 

                                                                   Huyền Phương

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục