Huyện Lạc Thủy đã hình thành vùng cây con hàng hóa, phục vụ công nghiệp chế biến.
(HBĐT) - Từ sự đoàn kết thống nhất cao, tổ chức thực hiện có kết quả các mục tiêu KT-XH, huyện Lạc Thủy luôn nằm trong tốp đầu phong trào thi đua yêu nước của tỉnh nhiều năm liền. Trong bối cảnh mới, Lạc Thủy được xác định là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Bí thư huyện ủy Lạc Thủy xung quanh nội dung này.
P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật của huyện Lạc Thủy đã đạt được?
Đồng chí Trần Văn Tiệp: Kết quả lớn nhất mà Lạc Thủy đã đạt được là có sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được thực hiện có nề nếp, làm việc theo quy chế từ huyện xuống cơ sở, các xã, thị trấn không có mâu mắc gì trong nội bộ, nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Các tiềm năng lợi thế đang được khai thác khá hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh về KT-XH. Nhiều năm liên tục, huyện Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của phong trào thi đua yêu nước toàn tỉnh. Huyện đã thực hiện thắng lợi và khá toàn diện các mục tiêu KT-XH Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII đề ra. Trong 5 năm qua, kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 14%, trong đó nông lâm nghiệp thủy sản 11,08%, công nghiệp- xây dựng cơ bản 19,7%, dịch vụ 19%. Đến nay, cơ cấu kinh tế: nông lâm, nghiệp chiếm 35,6%, công nghiệp- xây dựng chiếm 19,2%, dịch vụ 43,2%. Thu nhập bình quân đầu người 10 triệu đồng, hộ nghèo còn 10%. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt tạo lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.
P.V: Cấp ủy, chính quyền đã có những giải pháp nào trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH?
Đồng chí Trần Văn Tiệp: Lạc Thủy có sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ thường trực, thường vụ, các xã đoàn kết. Công tác làm nhân sự vừa qua cho thấy, huyện không có vướng mắc gì trong nội bộ. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy luôn làm chủ tình hình để giải quyết được những khó khăn ở cơ sở. Tuy nhiên, Lạc Thủy là vùng “rốn lũ” của tỉnh, luôn hứng chịu những hậu quả nặng nề của bão lũ, rất cần được hỗ trợ để huyện có thể chủ động và triển khai các giải pháp PCLB hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Dự án nâng cấp đường đường 21 dài 23 km, tổng mức đầu tư 227 tỷ đồng do tỉnh làm chủ đầu tư, nối từ dốc Bòng Bong (Đồng Tâm) đến đường Hồ Chí Minh đã có chủ trương khởi công từ trong tháng 6-2010. Thế nhưng thời gian khởi công lại kéo dài đến quý III-2010. Huyện được giao nhiệm vụ triển khai công tác GPMB, hiện đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân triển khai các thủ tục GPMB. Huyện đã có 5 năm kinh nghiệp làm GPMB đặc biệt là dự án đường Hồ Chí Minh và đường dây 500 KV, cho thấy cần thực hiện dứt điểm GPMT tạo lòng tin của nhân dân và tránh tái lấn chiếm. Huyện mong muốn chủ đầu tư tích cực phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án, tạo động lực để phát triển KT-XH. Đối với dự án xây dựng trạm biến áp và đường dây 110 KV tại KCN Thanh Hà cần được đẩy nhanh tiến độ để huyện có điều kiện thu hút đầu tư hiệu quả. Ngoài những nguyên nhân khách quan do thiếu điện, hệ thống đường dây cấp điện của Lạc Thủy phải qua Kim Bôi. Trong khi đó huyện Kim Bôi liên tiếp gặp sự cố. Như vậy hệ số mất điện của Lạc Thủy tăng gấp đôi, cho thấy ngành chủ quản phải đổi mới, nâng cao chất lượng điều hành điện lưới.
P.V: Huyện Lạc Thủy có những lợi thế nào để “bứt phá”, thưa đồng chí?
Đồng chí Trần Văn Tiệp: Trong bối cảnh mới huyện có 15 đơn vị hành chính. Lạc Thủy là huyện duy nhất có 2 thị trấn là Chi Nê và Thanh Hà. Huyện có mặt bằng khá thuận lợi với các tuyến giao thông đồng bộ và liên hoàn, ít các xã vùng sâu, vùng xa. Dân trí khá đồng đều. Về hệ thống giao thông có cả đường thủy ( 20 km) và đường bộ. Trong đó có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua, tuyến QL 21 từ dốc Bòng Bong, Lạc Thủy tới đường Hồ Chí Minh, hơn 20 km đường sông. Như vậy từ trung tâm huyện có thể rất thuận lợi đi tới Nho Quan, Gia Viễn- Ninh Bình, Kim Bảng- Hà
P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp trọng tâm thực hiện định hướng xây dựng Lạc Thủy thành trọng điểm kinh tế của tỉnh?
Đồng chí Trần Văn Tiệp: Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh là vinh dự và cơ hội, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Thủy. Để biến những tiềm năng lợi thế thành tiền của, huyện cần phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó huyện sẽ tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của tỉnh, tiếp tục xây dựng khối đoàn kết nội bộ, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các mục tiêu KT-XH. Đối với Lạc Thủy bài toán phát triển nông nghiệp, công nghiệp- dịch vụ đã có lời giải, huyện đã quy hoạch các vùng động lực của huyện bao gồm: vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ các xã thị trấn dọc đường 21 và đường Hồ Chí Minh bao gồm thị trấn Chi Nê, các xã Đồng Tâm, Phú Thành, Thanh Hà. Vùng trong các xã Liên Hòa, An Bình, Khoan Dụ, Lạc Long phát triển chăn nuôi và lâm nghiệp, vùng dọc sông Bôi phát triển cây màu, chăn nuôi. Trong thu hút đầu tư, huyện đang tạo điều kiện thuận lợi tối đã hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án theo quy hoạch được xác định, lựa chọn các dự án mang tính hiệu quả và bền vững cao, ít tác động đến môi trường sinh thái, thực hiện mục tiêu chuyển dịch bền vững cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn sang dịch vụ, thương mại và công nghiệp. Huyện đang tập trung cải cách hành chính, tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ, ý thức chấp hành các quy định của phát luật bắt đầu từ gia đình.
P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
Lê Chung
(Thực hiện)
Chiều 7-6, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã tiếp bà Vương Chí Trân, Phó Chủ tịch Hội nghị chính trị Hiệp thương toàn quốc (Chính hiệp) Trung Quốc, nhân dịp sang Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Ðông Á 2010. Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc đối với sự hợp tác, phát triển của khu vực, đóng góp vào thành công chung của WEF Ðông Á.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ cho biết: Những năm gần đây, Đảng bộ xã đã đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao vai trò lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, các chi bộ thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT- XH, từng bước cải thiện cuộc sống người dân.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 1.773 cán bộ công chức (CBCC) cấp xã. Do phần lớn CBCC cấp xã trưởng thành từ phong trào cơ sở nên đến nay, toàn tỉnh mới có 72,4% CBCC cấp xã có trình độ văn hóa THPT; 2,6% có trình độ chuyên môn đại học, 5% trình độ cao đẳng, 43,7% trình độ trung cấp và có tới 48,7% CBCC chưa qua đào tạo.
Tối 6-6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mở tiệc chiêu đãi lãnh đạo các nước và các đại biểu tham dự Hội nghị WEF Đông Á 2010.
Sáng 6-6, tại TP Hồ Chí Minh, Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á lần thứ 19 (WEF Đông Á 2010) do Chính phủ Việt Nam và Tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đồng tổ chức chính thức khai mạc với sự tham dự của 450 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và giới truyền thông quốc tế.
(HBĐT) - Thời gian qua, trường Chính trị tỉnh luôn quán triệt những quan điểm tư tưởng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cho tỉnh.