Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tham gia cứu hộ, cứu nạn tàu ngư dân bị bão.

Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tham gia cứu hộ, cứu nạn tàu ngư dân bị bão.

Hình ảnh: "Thầy giáo; thầy thuốc; chiến sĩ tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh"; cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh chủ chốt các xã, phường biên cương; chiến sĩ biên phòng quên mình cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, đã được đồng bào các dân tộc ở biên giới, hải đảo tin yêu, quý trọng, góp phần tô đẹp phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

 
Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tích cực nghiên cứu, nắm chắc tình hình cơ sở, phối hợp Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, hầu hết các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở T.Ư, cấp ủy, chính quyền nhiều tỉnh, thành phố, đã tham mưu cho Ðảng, Nhà nước, Ðảng ủy Quân sự T.Ư và Quốc phòng đề ra những chủ trương, giải pháp lớn về quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác, trên cơ sở thống nhất nhận thức, hành động, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tập trung, thống nhất của Ðảng, Nhà nước, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các ngành, địa phương đối với nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH, hội nhập quốc tế, lực lượng BÐBP các cấp phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, tư tưởng - văn hóa từ T.Ư đến địa phương, cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở biên giới, biển, đảo về tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; nhận rõ âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm và tự giác tham gia phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Thực hiện cải cách toàn diện các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, phù hợp thông lệ quốc tế. Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, kiểm tra, kiểm soát ở các cửa khẩu, cảng biển, khu kinh tế mở, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và thuận lợi cho khách du lịch thăm. Hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ các lực lượng, kể cả lực lượng chức năng của các nước láng giềng trong tiến công, trấn áp tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, góp phần đẩy mạnh giao lưu, hội nhập, hợp tác quốc tế.

Coi đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt, lực lượng BÐBP đã làm nhiều việc thiết thực, thắt chặt tình đoàn kết quân dân, xây dựng "biên giới lòng dân". Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Bộ Tư lệnh BÐBP phối hợp Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân phát động đợt vận động "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo". Ðợt vận động thể hiện tri ân đồng bào biên giới, có tính nhân văn sâu sắc, đã được các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp và những người hảo tâm nhiệt thành ủng hộ. Với hàng trăm tỷ đồng ủng hộ, với hàng triệu ngày công nhân dân và BÐBP đóng góp, đã xây dựng hàng nghìn nhà tình nghĩa, hàng trăm công trình dân sinh tặng đồng bào các dân tộc nơi biên cương.

Thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân 3-3", lực lượng BÐBP sáng tạo nhiều hình thức, biện pháp tạo sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc biên giới vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới Tổ quốc. Từ "Phong trào già làng, trưởng bản cùng dòng họ, con cháu đăng ký quản lý, bảo vệ cột mốc, đường biên", đến nay 44 tỉnh, thành phố có biên giới, hải đảo đã triển khai phong trào, trong đó 32 tỉnh, thành phố tham mưu cho địa phương xây dựng chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về phong trào quần chúng tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới. 

Góp phần xây dựng củng cố và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể ở các xã, phường biên giới, lực lượng BÐBP đã tuyển chọn gần 400 cán bộ tăng cường cho cơ sở ở các địa bàn trọng điểm tuyến Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Nghệ An. Các cán bộ tăng cường xã đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, nắm chắc tình hình, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; tham mưu xây dựng quy chế, nền nếp làm việc, sinh hoạt của Ðảng ủy, HÐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể, quần chúng; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở; mối quan hệ giữa Ðảng, chính quyền với nhân dân các tuyến biên giới chặt chẽ hơn, uy tín của BÐBP với địa phương và các ngành được nâng cao, nhiều vụ việc phức tạp bức xúc trong nội bộ nhân dân được giải quyết dứt điểm từ cơ sở.

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững cho 62 huyện nghèo, lực lượng BÐBP triển khai 137 dự án kinh tế - xã hội ở 44 tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc: Ðã thực hiện chín dự án ổn định  dân cư, định canh, định cư bền vững cho 1.614 hộ với hàng nghìn nhân khẩu, chấm dứt việc phá rừng làm rẫy, không trồng cây thuốc phiện, cùng địa phương tổ chức điều chỉnh, bố trí lại hàng trăm hộ dân cư di dân ra vành đai, ra trục lộ giao thông biên giới và giãn dân từ các khu dân cư đông đúc, thiếu ruộng, nương lập các thôn, bản, khu dân cư mới có ruộng nương sản xuất để bà con các dân tộc có cuộc sống ngày càng ổn định. Tổ chức khai hoang cải tạo ruộng nước, bảo đảm sản xuất từ một vụ lên hai vụ, đặc biệt có nơi canh tác được ba vụ. Xây dựng ruộng bậc thang, nương ngô xếp đá, cải tạo vườn rừng; hỗ trợ vật tư nông nghiệp, công cụ sản xuất, cung cấp hàng trăm trâu, bò, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, phương pháp canh tác để đồng bào các dân tộc tự sản xuất đủ lương thực, thực phẩm. Bước đầu có nơi đã tạo ra được sản phẩm hàng hóa. Tổ chức xây dựng 21 công trình đường điện, bảo đảm cho khoảng 1.138 hộ dân và BÐBP được hưởng lợi từ nguồn điện thắp sáng sinh hoạt, nghe truyền thanh, xem truyền hình và có điều kiện phát triển sản xuất tiểu thu công nghiệp. Thực hiện 76 dự án cấp nước sạch cho Ðồn Biên phòng, kết hợp cụm dân cư, góp phần nâng cao sức khỏe cho bộ đội và đồng bào các dân tộc. Xây dựng bốn dự án trại chăn nuôi, bảo đảm nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ các Ðồn Biên phòng và cung cấp một phần con giống hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng biên giới. Ðặc biệt, đường giao thông biên giới đã xây dựng hơn 229 km, nâng cao khả năng cơ động và bảo đảm đời sống bộ đội, nhất là vào mùa mưa lũ. Mặt khác, nối liền các xã biên giới, tạo thế trận liên hoàn bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới; tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hóa giữa các vùng được thuận lợi hơn. Việc tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và rừng đặc dụng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào, hạn chế thiên tai, và bảo vệ môi trường sinh thái. 

Những năm gần đây, lợi dụng xu thế mở cửa hội nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế và khoa học - kỹ thuật trong nước và thế giới, ở khu vực biên giới xuất hiện các loại tội phạm mới và diễn biến phức tạp. Thực hiện Nghị quyết 09, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Bộ Tư lệnh BÐBP đã chỉ đạo lực lượng chuyên ngành triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, phối hợp các cơ quan chức năng ở trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế, đã ngăn chặn, triệt phá nhiều ổ nhóm hoạt động vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền giả, buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán phụ nữ và trẻ em... Những chiến công, thành tích của BÐBP đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới. Ðồng thời, làm cho nhân dân các dân tộc gắn bó với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng vũ trang; tin tưởng vào Ðảng, chế độ XHCN và thắng lợi công cuộc đổi mới, CNH, HÐH, hội nhập quốc tế.

Theo Báo Nhân dân
 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục