Phó Thủ tướng khẳng định phát triển giáo dục-đào tạo là vấn đề sống còn của vùng Tây Bắc
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ, sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo của vùng Tây Bắc phải đi trước một bước, đảm bảo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
Chiều 14/8, tại Hà Nội, đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo của Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ giai đoạn 2006-2010.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, so với năm học 2004 – 2005, trong năm học 2009 – 2010, từ cấp mầm non tới phổ thông, vùng Tây Bắc có 11.994 trường (tăng 11% số trường) trong đó có tới 2.169 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn vùng có 32 trường trung cấp chuyên nghiệp, 33 trường cao đẳng và 8 trường đại học.
Tính đến tháng 6/2010 đã có 13/13 tỉnh trong vùng hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Đối tượng giáo viên, giảng viên tiếp tục tăng thêm về số lượng, hầu hết đạt chuẩn đào tạo, hợp lý hơn về cơ cấu.
So với năm học 2004 – 2005, năm học 2009 – 2010, tỷ lệ phòng học được được kiên cố hóa ở cấp tiểu học tăng từ 53% lên 73%, trung học cơ sở tăng từ 72% lên 90,8% và phổ thông trung học tăng từ 80% lên 90%.
Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần tập trung khắc phục trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Bắc như do địa hình trung du, miền núi hiểm trở nên việc phát triển mạng lưới trường học gặp nhiều khó khăn. Các trường học ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu nhà công vụ cho giáo viên.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học ở các cơ sở đào tạo trong vùng còn thiếu. Các tỉnh trong vùng còn thiếu phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và các công trình phụ trợ khác.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận kiến nghị Chính phủ có cơ chế đảm bảo nguồn vốn thực hiện các đề án, chương trình về giáo dục - đào tạo của vùng Tây Bắc đã được phê duyệt.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc có cơ chế và tạo điều kiện trong chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ với UBND các tỉnh trong vùng trong việc lồng ghép hiệu quả các chính sách, các chương trình dự án nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo vùng Tây Bắc.
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ rõ, là vùng có tới 42 trong tổng số 63 huyện nghèo của cả nước, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương vùng Tây Bắc.
Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Tây Bắc là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, lành nghề, được đào tạo bài bản. Do đó, phát triển giáo dục-đào tạo là vấn đề sống còn của vùng.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành chức năng và các địa phương trong vùng cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo của vùng, phải đưa sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo đi trước một bước, đảm bảo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho vùng.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần quy hoạch mạng lưới phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú một cách hợp lý, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở có chất lượng.
Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số. Chú ý lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, nhà ở giáo viên…
Tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp xây dựng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã có trong vùng trở thành trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành.
Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục và đào tạo của vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh.
Theo Chinhphu.vn
(HBĐT) - Chiến khu cách mạng Mường Khói xưa, gồm hai xã Hoài Ân và Hiếu nghĩa thuộc tổng Lạc Thành, Châu Lạc Sơn. Cách mạng tháng Tám thành công, do yêu cầu bảo vệ chính quyền, hai xã Hoài Ân và Hiếu nghĩa được sáp nhập lại thành xã Ân Nghĩa ngày nay.
Ngày 12/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, tập thể Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đến dự ND - Sau hai ngày tiến hành đại hội nội bộ, Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2010 - 2015 chính thức diễn ra sáng qua, 12-8, tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội
(HBĐT) - Sáng 12/8, Hội đồng TĐ-KT tỉnh đã tổ chức hội nghị họp bàn triển khai chương trình, nội dung và điều kiện tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ III, năm 2006-2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐ-KT tỉnh, Trưởng BCT Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 12/8, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc đã tổ chức kỳ họp thứ 4, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2008 - 2013 với nội dung trọng tâm đánh giá kết quả 15 năm cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC; 10 năm cuộc vận động "Ngày Vì người nghèo".
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại các tỉnh phía nam, ngày 11-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ðoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 và phương hướng trong 5 năm tới (2011-2015).