Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi trong 15 ngày cuối tháng 8-1945. Để có thắng lợi đó, cuộc cách mạng đã được chuẩn bị và không ngừng phát triển suốt 15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) "mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa". Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước đã anh dũng hy sinh.

 

Đến trước ngày tổng khởi nghĩa, chỉ tính ở cấp Trung ương, các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng đã được chính quyền thực dân, phát xít "tặng" cho 222 năm tù đày, hơn mười đồng chí uỷ viên và uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng hy sinh, trong đó có 4 Tổng Bí thư (Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ). Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng cũng 2 lần bị tù đày và bị kẻ thù kết án tử hình vắng mặt. Đảng Cộng sản, những người cộng sản đã nhận về mình sự hy sinh to lớn vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của đồng bào. "Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do" (Hồ Chí Minh).

 

Một trong những đặc trưng tiêu biểu của Cách mạng Tháng Tám là sự chủ động, sáng tạo của đội tiền phong lãnh đạo và quần chúng cách mạng. Từ cấp lãnh đạo cao nhất là Trung ương Đảng đến các tổ chức, cấp uỷ đảng ở địa phương và cơ sở đã cùng với tổ chức Mặt trận Việt Minh, lực lượng quần chúng nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm giành thắng lợi.

Thứ nhất, là sự chủ động, sáng tạo trong Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2-1930) đã nêu rõ mục tiêu: làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập và đi tới xã hội cộng sản. Trong khi kiên trì mục tiêu chiến lược đó Đảng đã đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, thời kỳ và trước hết phải giương cao ngọn cờ dân tộc. Hội nghị Trung ương Đảng (11-1939), (11-1940) và đặc biệt Hội nghị Trung ương (5-1941) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Đường lối đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đường lối đó đặt lợi ích và mục tiêu độc lập dân tộc lên trên hết, trước hết; dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh; coi trọng xây dựng căn cứ địa và lực lượng vũ trang cách mạng và sáng tạo trong hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh. Đường lối, chủ trương không ngừng được bổ sung, cụ thể hoá cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Cần nhấn mạnh tới vai trò của bản chỉ thị lịch sử "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-3-1945, chủ trương và quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Đảng toàn quốc ở Tân Trào (14-15/8/1945) và nhiều chủ trương quan trọng khác của Trung ương, của các Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, thể hiện tầm trí tuệ, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm cao của Đảng, của người lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và giai cấp.

Thứ hai, sự chủ động, sáng tạo về xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Từ nước ngoài về nước (28-1-1941), tại Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trả lời câu hỏi: Sự nghiệp giải phóng dân tộc bắt đầu từ đâu? Người khẳng định: bắt đầu từ dân, dân trước súng sau, có dân sẽ có súng, có dân thì có tất cả: Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941) với các đoàn thể cứu quốc đã tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc hình thành đạo quân chính trị của quần chúng trên cả nước. Lực lượng đó bao gồm công nhân, nông dân, trí thức và mọi tầng lớp nhân dân có tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh giành độc lập.

Từ lực lượng chính trị của quần chúng mà xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, hình thành các căn cứ địa cách mạng và các chiến khu do Trung ương Đảng và các tổ chức đảng, Mặt trận ở các xứ, các tỉnh trong cả nước. Ngày 23-2-1941 thành lập trung đội cứu quốc quân đầu tiên tại châu Bắc Sơn - Lạng Sơn thuộc căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Trong đội cứu quốc quân thứ hai thành lập ngày 15-9-1941 tại Tràng Xá - Võ Nhai (Thái Nguyên). Ngày 25-2-1944 thành lập trung đội cứu quốc quân thứ ba tại châu Sơn Dương (Tuyên Quang). Tại căn cứ địa Cao Bằng, ngày 22-12-1944 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Ngày 15-5-1945 thống nhất cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân và tiến tới thành lập khu giải phóng Việt Bắc (4-6-1945). Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang còn phát triển mạnh mẽ ở các địa phương, kể cả các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Huế và tạo nên sức mạnh đã vùng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Đảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng phát triển thực lực cách mạng "chỉ có thực lực của ta mới quyết định được sự thắng lợi" (Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng ngày 14-15/8/1945). Thực lực cách mạng phát triển dựa trên công tác tổ chức, tuyên truyền thật sự có hêịu quả. "Tổ chức tuyên truyền càng rộng rãi. Tức là cách mạng chóng thành công" (Hồ Chí Minh).

Thứ ba, cần phải hết sức chủ động, năng động và sáng tạo về hình thức, phương pháp đấu tranh, chủ động nắm bắt thời cơ. Tháng 5-1941, Trung ương Đảng xác định phương pháp cách mạng là thông qua con đường khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền, giành độc lập và đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Cần phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp giữa hai hình thức đấu tranh đó. Xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị của quần chúng là cơ bản. Hoạt động của lực lượng vũ trang vẫn phải coi trọng tuyên truyền, vận động chính trị trong quần chúng, "chính trị trọng hơn quân sự". Quan điểm phát triển lực lượng của toàn dân và vũ trang toàn dân là một sáng tạo nổi bật của Đảng và Hồ Chí Minh trong lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám. Cách mạng Tháng Tám đã được hoàn thành bởi lực lượng chính trị của quần chúng có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự.

Hình thức khởi nghĩa chủ yếu là sự nổi dậy của quần chúng nhân dân. Nhiều địa phương khởi nghĩa đồng thời nổ ra ở cả vùng nông thôn và thị xã. Có địa phương khởi nghĩa từ nông thôn và kết thúc ở thôn xã, thành phố. Có địa phương khởi nghĩa ở đô thị và kết thúc ở nông thôn. Hình thức đấu tranh hết sức sáng tạo ở từng địa phương dựa trên cơ sở đã chủ động về chuẩn bị lực lượng và nắm bắt tình hình trong nước và thế giới. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội (19-8), ở Huế (23-8) và ở Sài Gòn (25-8).

Chủ động nắm bắt và thúc đẩy thời cơ có ý nghĩa to lớn đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Từ năm 1940 Trung ương Đảng và Nguyễn ái Quốc đã phân tích về thời cơ, nhất là sau khi nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng (6-1940) và quân Nhật chiếm Đông Dương (9-1940). Tháng 5-1941 Trung ương chủ trương phát triển nhanh lực lượng cách mạng để thúc đẩy thời cơ. Tháng 2 năm 1942, Nguyễn ái Quốc dự báo: 1945 Việt Nam độc lập. Chỉ thị của Trung ương Đảng (12-3-1945) đã phân tích những nhân tố xuất hiện thời cơ cách mạng và chủ trương: các đảng bộ địa phương chủ động phát động khởi nghĩa khi các điều kiện chín muồi. Hội nghị Đảng toàn quốc 14-15/8/1945 đã quyết định Tổng khởi nghĩa khi cao trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ chưa từng có trên cả nước, khi Nhật đã đầu hàng hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh và Đảng Cộng sản, đưa quần chúng vào hành động cách mạng với tinh thần "kiên quyết không ngừng thế tiến công" (Hồ Chí Minh).

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử và thời đại, đã để lại cho các thời kỳ cách mạng tiếp theo những bài học quý báu, trong đó có bài học về sự chủ động, sáng tạo, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua gần một phần tư thế kỷ và đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế càng đòi hỏi cao hơn nữa tinh thần chủ động và sáng tạo vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

                                                                                Theo ĐCSVN

 

Các tin khác

ĐVTN Bệnh viên Đa khoa huyện Lạc Thủy khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân xã Thanh Nông.
Trung tâm giao dịch hành chính một cửa phường Phương Lâm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hương,
tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Thủ tướng gửi thư chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu

Ngày 19/8, biết tin giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận Huy chương Fields - Giải thưởng Toán học cao quý nhất của thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thư chúc mừng giáo sư Ngô Bảo Châu.

Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ khóa X

(HBĐT) - Sáng ngày 19/8, Ban thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị lần 2, Ban chấp hành Đảng bộ khóa X (nhiệm kỳ 2010-2015). Dự hội nghị có các đồng chí uỷ viên BCH Đảng bộ khoá X, uỷ viên Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ và đại diện một số cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ. Đồng chí Đoàn Văn Thu, Bí thư Đảng uỷ chủ trì hội nghị.

Đảng bộ xã Thượng Cốc: Lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng

(HBĐT) - Đảng bộ xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) hiện có gần 200 đảng viên sinh hoạt tại 24 chi bộ. Nhiệm kỳ 2005 2010, được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của huyện và tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn vươn lên tạo được những dấu ấn quan trọng, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp giai đoạn mới

Ngày 18-8, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phối hợp Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo cấp cao về chính sách "Việt Nam: Hướng tới thập niên mới và giai đoạn xa hơn". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến khai mạc Hội thảo. Tham gia Hội thảo có đông đảo các chuyên gia Việt Nam và quốc tế.

Bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam-châu Phi

Ngày 18/8, hội thảo "Việt Nam-châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã bế mạc tại Hà Nội, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-châu Phi.

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Cố vấn đối ngoại của Tổng thống CH Trung Phi

Chiều 18-8, tại Trụ sở Quốc hội, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Bộ trưởng Cố vấn đối ngoại của Tổng thống CH Trung Phi, ông G.K.Cô-am-ba. Bộ trưởng Cô-am-ba cảm ơn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam - châu Phi lần thứ hai, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi nói chung, CH Trung Phi nói riêng. Ông nhấn mạnh, Việt Nam được nhắc đến như một điển hình về sự thành công trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục