Các cấp ủy Đảng, chính quyền xã An Bình luôn quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền xã An Bình luôn quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, chúng tôi có dịp trở lại xã An Bình, huyện Lạc Thủy trong một ngày Tháng Tám lịch sử.

 

Còn nhớ cách đây chưa lâu, chúng tôi phải đi mất hàng giờ đồng hồ trên đất bạn Ninh Bình, rồi men theo những con đường ghập gềnh, quanh co mới đến được với An Bình. Hôm nay đây, con đường nhựa rộng mở từ trung tâm huyện đã rút ngắn khoảng cách của một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, để nơi đây vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển KT - XH của huyện Lạc Thủy. 

 

Đón khách với nụ cười rạng rỡ cùng cái bắt tay thật chặt, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đinh Minh Mão không giấu được niềm vui: “Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với các chủ trương, chính sách về ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, vùng đồng bào DTTS đã tạo đà cho xã phát triển. Song  yếu tố quan trọng đó chính là tinh thần đoàn kết, lòng tự hào của người dân vùng đất anh hùng đã giúp An Bình có thêm sức mạnh, niền tin để xây dựng cuộc sống mới. Luôn quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng của cha ông cho cán bộ, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ là một phần không thể thiếu của cấp ủy, chính quyền trong xã”.

 

Với vị trí chiến lực quan trọng nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, An Bình được lựa chọn là căn cứ, nơi sơ tán của nhiều cơ quan, đơn vị, kho, xưởng quân đội. Tại đây cũng trực tiếp xây dựng một đại đội du kích liên tục tổ chức chiến đấu ngăn chặn địch tiến công cả bằng đường bộ, đường thủy, đường không, bảo vệ an toàn tuyệt đối khu căn cứ cách mạng, tạo điều kiện cho các cơ quan hoạt động, tham gia phục vụ kháng chiến thắng lợi. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, LLVT và nhân dân xã An Bình đã bắt sống được một tên mật thám Pháp, 7 tên phản động, tiêu diệt 45 tên địch, làm hàng trăm tên bị thương, bắn cháy 1 ca nô địch. Toàn xã có 21 thanh niên nhập ngũ, nhân dân tích cực quyên góp ủng hộ cho kháng chiến trên 103 tấn gạo, 110 con trâu, bò, lợn, hàng ngàn cây bương tre, huy động 35.000 ngày công đi dân công hỏa tuyến, 100.000 ngày công tại chỗ phục vụ kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, An Bình có 110 thanh niên nhập ngũ, ủng hộ tiền tuyến 750 tấn lương thực, 21 tấn thực phẩm, huy động 759 người trực chiến, đi dân công… Ghi nhận những đóng góp cho độc lập, tự do của tổ quốc, năm 2005, cán bộ, nhân dân xã An Bình đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

 

Phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng, hôm nay, cán bộ, nhân dân xã An Bình lại chung vai, sát cánh vượt qua khó khăn để có những bước đi vững chắc trong phát triển KT – XH. Mặc dù cơ bản vẫn còn là xã thuần nông nhưng sản xuất nông nghiệp đã từng bước phá bỏ kiểu sản xuất tự phát, manh mún. Xã đã có những HTX năng động trong việc cung ứng giống, phân bón, tìm kiếm thị trường bao tiêu sản phẩm khuyến khích nông dân phát triển kinh tế hộ. Đồng thời thành lập và duy trì hoạt động 15 CLB KN – KL giúp các hộ có nhu cầu được tập huấn chuyển giao KHKT, hỗ trợ nhau giống, vốn đã góp phần giúp người dân thay đổi nhận thức trong nếp nghĩ, cách làm. Đồng ruộng An Bình giờ đây tươi màu cuộc sống mới với những cánh đồng lúa lai, ngô lai xanh mướt. Đẩy mạnh xen canh, luân vụ với những cây trồng có giá trị kinh tế khiến cho đất đai không ngơi nghỉ. Hiện, An Bình được ví như vựa lúa của huyện với khảng 500 ha lúa 2 vụ, trên 400 ha trồng các loại rau, mầu cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, thanh hao, mía, ớt xuất khẩu. Trong chăn nuôi cũng đã xuất hiện nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư theo hướng kinh tế trang trại và nuôi con đặc sản như nhím, hươu, ong mật, bò lai… Toàn xã đã phát triển được 42 trang trại theo mô hình nông – lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi.

 

Song song với chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngày trong sản xuất nông nghiệp, người dân xã An Bình đã chủ động học hỏi, đầu tư mở mang các ngành nghề CN – TTCN, dịch vụ. Theo đó nhiều gia đình đã có thêm nghề mộc, cơ khí, khai thác đá, quặng, sản xuất  vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 

Chủ động phát triển kinh tế, đa dạng ngành nghề, năm nay tổng thu nhập của An Bình ước đạt 69,56 tỷ đồng.  Trong đó giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản ước đạt 44,8 tỷ đồng; CN – TTCN, xây dựng ước đạt trên 12,2 tỷ đồng. Qua đó, thu nhập bình quân đã tăng lên 10,4 triệu đồng/người/năm.

 

Kinh tế phát triển tạo cơ sở để An Bình thực hiện tốt các mục tiêu phát văn hóa, xã hội, giữ vững AN – QP. Xã đã có trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, hiện đang tích cực đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cùng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, An Bình có 81,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 12/19 thôn xóm đạt làng văn hóa.

 

 

                                                                               Hoàng Nga

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục