Người Mường Vang chuẩn bị những chõ sôi lớn cho ngày những ngày Tết Độc lập
(HBĐT) - Khắp vùng Mường Vang (huyện Lạc Sơn) những ngày cuối tháng 8, đâu đâu cũng rộn ràng náo nức không khí chuẩn bị đón Tết Độc lập.
Nhân dân các dân tộc Hòa Bình nói chung và Lạc Sơn nói riêng chào đón Tết Độc lập trang trọng, chu đáo như Tết Nguyên đán vậy. Nghe nhiều người già trong vùng Mường Vang kể rằng, từ mùa thu cách mạng năm 1945 đến nay, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 2/9 là dân làng lại hân hoan tụ hội. Cả làng, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn rượu ngon, lợn, gà, vịt béo tròn, cơm nếp mới để liên hoan trong ngày tết; đường làng, ngõ xóm đến mỗi nếp nhà đều được dọn dẹp ngăn nắp, khang trang, rực rỡ cờ hoa; tiếng hát, tiếng cồng chiêng ngân vang…
Người dân Lạc Sơn năm nay đón Tết Độc lập trong niềm vui quê hương đang đổi mới từng ngày, cuộc sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện, cái đói, cái nghèo đang lùi vào quá khứ. Bí Thư huyện ủy Lạc Sơn Bùi Văn Nỏm phấn khởi cho biết: Sự thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lạc Sơn lần thứ XXV vừa qua càng khẳng định những nỗ lực vượt khó, đồng tâm nhất trí của Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong huyện để xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Tết này, niềm vui của người dân Lạc Sơn như được nhân đôi trước những kết quả KT-XH của huyện đạt được như: tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14%/năm. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng CN-TTCN, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được phát triển theo hướng thâm canh, tăng vụ và có tính bền vững gắn với chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn. Sản lượng lương thực cây có hạt đến năm 2010 là 28.116 tấn. Độ che phủ rừng đạt 56%. Giá trị sản xuất CN-TTCN, dịch vụ đạt hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đã có 570 tỷ đồng đầu tư cho các công trình giao thông thủy lợi, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch, phục vụ đời sống nhân dân. Đời sống nhân dân được cải thiện theo thời gian. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 10.4 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%. Tình hình chính trị, an ninh - quốc phòng được đảm bảo…
Ở từng xóm, xã, thị trấn đều có thể nhận thấy sự chuyển biến sâu sắc trong đời sống nhân dân. Anh Bùi Văn Vự, cán bộ văn phòng xã Tân Lập đầy hứng khởi khi kể chuyện về Tết Độc lập ở Mường Vang, về cây lúa và con người ở quê anh. Rằng Tân Lập là một xã trung tâm của cụm 7 xã Mường Vang, nằm gọn trong một thung lũng trải rộng, bao bọc là núi, ôm trong lòng là suối, con người ôn hòa, gần gũi, cần mẫn siêng năng. Từ bao đời nay, người Tân Lập luôn giữ gìn được “thương hiệu” và sự nổi tiếng về cơm lúa Mường Vang, mặc dù cách canh tác có nhiều đổi thay. Từ năm 1987 đến nay, một loạt những giống lúa mới được đưa vào cấy như: Bồi tạp Sơn Thanh, Khang dân, AT77, nếp 352… năng suất lúa bình quân đạt trên 50 tạ/ha. Tân Lập không còn quẩn quanh với 2 vụ lúa nữa mà đã trở thành điểm sáng trong thâm canh tăng vụ. Nhất là trong những năm gần đây, Tân lập đang đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chịu khó học hỏi, tìm tòi những thông tin mới về canh tác trong sách báo và các phương tiện thông tin. Đặc biệt, người nông dân còn được tham gia các chương trình tập huấn phổ biến kiến thức. Xã còn đưa vào chương trình trồng ngô đông giống mới trên đất 2 vụ lúa, cây ngô phát triển tốt, năng suất đạt 40-45 tạ/ha. Lương thực ổn định, bình quân đạt trên 650kg/người/năm. Người dân Tân Lập đã có của ăn, của để, thêm hăng hái làm giầu. Tết Độc lập với mùi cơm mới, nếp thơm và những hình ảnh về mầu xanh tươi tốt của cây trồng, màu rực rỡ của đường làng, ngõ xóm cứ đọng mãi trong lòng mỗi người một lần về Tân Lập!
Câu chuyện về ăn Tết Độc lập ở Mường Vang khi cuộc sống của người dân không còn đói nghèo, khi người nông dân giờ chỉ chuyên tâm làm giầu, chuyên tâm xây dựng cuộc sống văn hóa với nhiều bản sắc riêng phong phú, ấn tượng của ông Bùi Văn Ngặm ở xóm Giăng, xã Văn Sơn cũng là câu chuyện của bao người dân Mường Vang ngồi kể lại với nhau trong bữa tiệc vui ngày Tết. Với ông, ăn Tết Độc lập của nhiều năm trước đây, hay ăn Tết của năm nay, Tết nào người dân quê ông cũng “ Ăn Tết to”. Tết to là tổ chức được ngày tết theo chiều sâu, Tết để nghỉ ngơi, đoàn tụ, để ôn ại truyền thống, để khen thưởng, động viên, giúp nhau phát triển…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Những ngày thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm Mường Động – Kim Bôi, miền quê nổi tiếng giàu đẹp, trù phú khi xưa và là mảnh đất anh hùng, kiên cường cách mạng trong kháng chiến.
(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, chúng tôi có dịp trở lại xã An Bình, huyện Lạc Thủy trong một ngày Tháng Tám lịch sử.
(HBĐT) - Cái tên Tây Tiến huyền thoại của những năm chống giặc ngoại xâm từ lâu đã đi vào ký ức của triệu người dân Việt Nam. Cho đến hôm nay, trên chặng đường viễn chinh của cha ông ngày nào, một con đường vinh dự mang cái tên Tây Tiến ấy đã và đang làm đổi thay cả một vùng đất, nơi in dấu biết bao chiến tích lịch sử hào hùng.
Sáng 24-8, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân, cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào theo lời mời của Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn.
Hội nghị các Quan chức Cao cấp ASEAN (SOM) đã họp tại Vũng Tàu, từ 23-24/8, dưới sự chủ trì của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh.
Chiều 24-8, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã trao Kỷ niệm chương "Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc" tặng ông Mát-xu-u-ra Ma-xa-mi, Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình hữu nghị Nhật-Việt (JVPF).