Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi, động viên sức khỏe mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thục

Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thăm hỏi, động viên sức khỏe mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thục

(HBĐT) - Đó là một ngày cuối tháng 9 năm 1973, tin anh Phao hi sinh từ mặt trận báo về làm xôn xao, bàng hoàng cả cái xóm nhỏ Tân Thành, rồi nhanh chóng lan ra khắp xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ. Mẹ anh – bà Nguyễn Thị Thục gục xuống trong đau đớn, đứa con trai duy nhất của mẹ đã mãi mãi không thể trở về…

 

Con đường bê tông nhỏ dưới tán cây xanh râm mát yên bình dẫn chúng con vào nhà mẹ. Bước sang tuổi 96, mẹ của chúng con đã yếu đi nhiều, sức khoẻ và sự minh mẫn không còn được như xưa. Đôi tay run run của mẹ chậm chạp lần giở cho chúng con xem cái túi nhỏ mẹ vẫn luôn cất giữ cẩn thận bên mình. Trong đó có tấm ảnh đen trắng nhỏ xíu của anh Phao đã bị thời gian làm mờ ố. Những giọt nước mắt lặng lẽ âm thầm rơi xuống. Anh đã đi gần 40 năm mà nỗi đau của mẹ vẫn vẹn nguyên như ngày hôm qua…

 

Anh Nguyễn Hải Phao sinh năm 1950. Chẳng bao lâu sau khi mẹ sinh anh, bố anh – ông Nguyễn Văn Thao lại bỏ mẹ con anh mà đi. Một mình mẹ cặm cụi ruộng vườn, cấy hái kiếm bát cơm nuôi anh khôn lớn. Lớn lên giữa cảnh đất nước loạn lạc, nước mất nhà tan, trong anh lớn dần tình yêu đất nước và ý chí bảo vệ Tổ quốc. Trước lúc nhập ngũ, anh đã tham gia dân quân du kích, bảo vệ xóm làng. Tháng 07/1968, theo tiếng gọi của đất nước, anh lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi. Nén lòng tiễn đứa con trai độc nhất ra trận, mẹ chẳng dám khóc mà chỉ nghẹn ngào dặn dò mong anh chân cứng đá mềm, mong ngày đất nước độc lập, anh trở về. Tham gia chiến đấu, anh đã xung phong vào chiến trường miền Nam, thuộc đơn vị D 403 KN. Bom đạn ác liệt, liên lạc khó khăn, không có tin tức của anh, mẹ chỉ biết cầu trời khấn Phật mong anh bình an.

 

Ngày 1/9/1970, trong một trận càn quét của địch, đơn vị anh bị trúng bom, anh đã mãi mãi ra đi. Chiến tranh ác liệt, 3 năm sau, mãi đến tận tháng 9/1973, mẹ mới nhận được giấy báo tử của anh. Chính quyền địa phương, bà con hàng xóm đã đến bên mẹ, cùng giúp mẹ gượng dậy sau nỗi đau tột cùng. Ghi ơn trời bể của mẹ khi đã cống hiến đứa con duy nhất cho đất nước, mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta chỉ còn 3 mẹ Việt Nam anh hùng đang sống là mẹ Thục, mẹ Bùi Thị Mêng 95 tuổi (xóm Hang Đồi, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) và mẹ Bùi Thị Triều 98 tuổi (xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

 

Hoà bình lập lại, nỗi đau mẹ mất con chưa bao giờ nguôi ngoai nhưng mẹ phải nén lòng để tiếp tục sống, hương khói cho chồng, cho con. Mẹ hiểu rằng con trai mẹ đã hi sinh để cho mẹ và đồng bào được sống. Vượt lên đau thương, mẹ đã cùng các cháu, thôn xóm bản làng vượt qua mọi khó khăn, vất vả cùng chung tay xây dựng đất nước. Cô quạnh trong những năm tháng xế chiều cuộc đời, mẹ được các cháu họ dọn đến ở cùng để tiện việc chăm lo, phụng dưỡng. Bên cạnh sự chăm lo của các cháu, chắt, mẹ còn thường xuyên nhận được sự thăm hỏi, động viên từ bà con hàng xóm cho tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lạc Thuỷ và tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, đơn vị kho K 63 đóng chân trên địa bàn đang nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời. Vì thế mà ngày lễ, ngày Tết, 27/7, các con lại cùng về thăm mẹ, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng căn nhà nhỏ.

 

Cả cuộc đời gian truân với những mất mát, hy sinh thầm lặng cho đất nước giờ đây mẹ đang nhận được sự chăm lo, phục dưỡng và biết ơn của cả dân tộc. Nhưng nỗi đau trong mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai, bởi lòng mẹ vẫn còn đau đáu nỗi niềm khi chưa tìm được phần mộ của anh. Tuổi đã cao, mắt mờ, gối mỏi nhưng mẹ vẫn cố sống để là chỗ dựa tinh thần cho cháu chắt, sống để chứng kiến đất nước chuyển mình phát triển từ sự hi sinh có ích của anh. Và mẹ sống để mong một ngày các con sẽ mang anh về cho mẹ!

 

                                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục