Ngày 3-10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức thông xe dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc và gắn biển đặt tên công trình là Ðại lộ Thăng Long. Ðây là một trong những công trình giao thông trọng điểm được Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chọn là công trình hoàn thành chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dự lễ, có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các nhà thầu và đại diện công nhân tham gia xây dựng công trình.

Ðại lộ Thăng Long là đại lộ dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, có chiều dài hơn 29 km, điểm đầu giao cắt giữa vành đai 3 Hà Nội với đường Láng - Hòa Lạc tại nút giao Trung Hòa, điểm cuối là nút giao Hòa Lạc, giao cắt với quốc lộ 21 - đường Hồ Chí Minh. Chiều rộng tuyến đường 140 m, gồm hai dải đường cao tốc riêng biệt, quy mô sáu làn xe, hai dải đường đô thị hai làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa hai đường cao tốc rộng 20 m; hai dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị, ngoài ra còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Trên tuyến đường có 51 cầu bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực vượt sông, vượt nút giao. Toàn tuyến có ba nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tổng mức đầu tư dự án gần 7.600 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương 1.840 tỷ đồng, nguồn vốn của TP Hà Nội 5.687 tỷ đồng.


Ðối với ngành GTVT, Ðại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, do các kỹ sư và các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công hoàn toàn bằng nguồn vốn trong nước. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư; Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) là đơn vị tư vấn thiết kế. Công trình do các đơn vị xây dựng hàng đầu trong ngành giao thông gồm CIENCO 1, CIENCO 4, CIENCO 8, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và các đơn vị ngoài ngành thi công, trong đó Tổng Công ty xuất khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) giữ vai trò Tổng thầu xây lắp.


Phát biểu  ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tôi rất ấn tượng và tự hào khi được biết Ðại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc đô thị đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng nội lực, do các kỹ sư và các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công bằng nguồn vốn trong nước. Ðại lộ Thăng Long có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển khu vực phía tây Thủ đô vì đây là con đường nằm ở vị trí đầu mối, nối đường Hồ Chí Minh với địa bàn Thủ đô và nhiều tỉnh bạn. Ðại lộ Thăng Long còn kết nối  khu vực trung tâm Thủ đô với các chuỗi đô thị vệ tinh đang trong quá trình phát triển và các khu du lịch giàu tiềm năng. Ðặc biệt, tuyến đường được coi là tiền đề cơ bản để phát triển Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, một trong những dự án, có tác động lớn tới kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mở rộng Thủ đô về phía tây và tây nam, tạo ra một Thủ đô hiện đại và văn minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng lãnh đạo các bộ, ngành và TP Hà Nội đã làm lễ gắn biển đặt tên công trình chính thức, cắt băng thông xe Ðại lộ Thăng Long.
 
                                                                     Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục