HTX dịch vụ vụ nông nghiệp Đồng Tâm 1, xã Đồng Tâm đầu tư dây chuyền chế biến nông sản hiện đại đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Đồng chí Trịnh Xuân Nghị, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ cho biết: Không đơn giản là đề ra mục tiêu, thống nhất cách đưa nghị quyết vào cuộc sống mỗi thôn xóm, gia đình; điều đặc biệt quan trọng để cho nghị quyết thành công là vấn đề tư duy, nâng cao nhận thức về công tác lãnh đạo, cách tiếp cận KHKT, đưa mô hình kinh tế vào mỗi gia đình được BTV, BCH Đảng bộ xã đánh giá là khó khăn nhất.
Có nhiều cuộc nghị bàn xung quanh một Nghị quyết từ xã xuống thôn bản, rồi việc xuống cơ sở nghiên cứu, khảo sát cách làm kinh tế của nhân dân, địa hình, khí hậu, tập quán canh tác để có được những mục tiêu đúng hướng ở một vùng thuần nông. Như mục tiêu đưa thu nhập bình quân đầu người lên 645kg lương thực và 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, mà hiện tại mức thu nhập bình quân đầu người ở xã Đồng Tâm đạt 9,5 triệu đồng tăng 19,5%. Mục tiêu thu nhập cũng gắn luôn với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, 100% số hộ toàn xã có nhà ở kiên cố và bán kiên cố. 85% thôn bản, hộ được công nhận gia đình, làng văn hoá cấp huyện hay cấp tỉnh; hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%. Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ xã Đồng Tâm phấn đấu 5 năm liền TSVM, 100% chi bộ TSVM, kết nạp mới 50 đảng viên, bình quân 10 đảng viên/năm, 50% đảng viên của Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nghị quyết là động lực để xã Đồng Tâm vượt lên chính mình, bứt phá khỏi nền kinh tế thuần nông, xây dựng nền kinh tế hàng hoá, có giá trị cao và phát triển đa thu nhập. Xã đã được huyện hỗ trợ việc liên kết “3 nhà”, tăng cường công tác quản lý, cán bộ khuyến nông, ứng dụng KHKT vào mỗi lĩnh vực phát triển kinh tế mà địa bàn xã có tiềm năng, nội lực. Như duy trì mô hình chăn nuôi những con có giá trị kinh tế cao như ong, dê, bò, lợn rừng, nhím...hay tích cực đầu tư thâm canh để đưa năng suất cây trồng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác...
Đầu tiên, Đồng Tâm đã thực hiện “sự liên kết các nhà trong một nhà”, công tác quản lý, lãnh đạo là được sự thống nhất cao từ cán bộ UBND xã xuống các thôn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy một cách đồng nhất; cử cán bộ Đảng ủy, UBND xã phụ trách các thôn, các cán bộ này phải là trung tâm liên kết cán bộ thôn với cán bộ đoàn thể, hội, cán bộ khuyến nông trong thôn thực hiện những định hướng, mục tiêu kinh tế đạt hiệu quả. Tiến hành họp thôn, sinh hoạt làng văn hoá để liên kết các gia đình lại với nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, tạo dựng mô hình kinh tế hộ. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư huyện xuống cơ sở cùng với cán bộ khuyến nông xã, khuyến nông thôn bản tạo một mạng lưới kỹ thuật phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp khép kín. Qua đó đã quy hoạch cụ thể được những định hướng phát triển kinh tế như phát triển rừng kinh tế, hiện cả xã có 23 hộ làm kinh tế trang trại cho thu nhập từ 40-100 triệu đồng/năm. Từ kinh tế rừng, kinh tế trang trại đã góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội của địa phương hàng năm. Qui hoạch chợ nông sản Đồng Tâm là nơi giao lưu buôn bán hàng hoá cho bà con nhân dân trong khu vực... Phát huy hiệu quả các dịch vụ của HTX Đồng Tâm 1 nhất là dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ xã cho biết thêm: Nhân dân thực sự phấn khởi, có sự hỗ trợ về KHKT, đầu tư giống, vốn, định hướng để phát triển kinh tế và bền chặt. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, tồn tại mà mục tiêu của nghị quyết đưa ra, như xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, có nhiều thôn bản sâu, xa, nhân dân quyết tâm đóng góp công sức để xây dựng đường, hệ thống thuỷ lợi, nhưng không phải chỗ nào cùng có thể thực hiện được. Hay mục tiêu 100% số hộ đạt gia đình văn hoá là không phải dễ dàng, rồi dịch bệnh, thiên tai làm tổn hại nền kinh tế, làm chậm tiến trình phát triển chung toàn xã. Điều quan trọng là nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế gia đình, kinh tế hàng hoá, cần được sự hỗ trợ của các cấp để đưa kỹ thuật sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học vào từng lĩnh vực cụ thể. Nghị quyết phát triển KTXH toàn diện vẫn đang được Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Tâm đưa vào cuộc sống. Đây là bước khởi động đầy khả quan cho những thành công tiếp theo, khi ý Đảng, lòng dân gặp nhau trong vùng đất còn nghèo, khó. Kết quả tổng sản lượng lương thực năm 2009, xã Đồng Tâm đạt 32.694 tấn, vượt 10% kế hoạch. Nhân dân trong xã tích cực thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ xã Đồng Tâm lãnh đạo nhân dân vững bước thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2010-2015, thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Những năm qua, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng, trở thành điểm sáng của phong trào thi đua yêu nước, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự điều hành có hiệu quả của Ban giám đốc, Đảng bộ Bưu điện tỉnh Hòa Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, nhiều năm liên tiếp, Đảng bộ cơ sở Bưu điện tỉnh Hòa Bình đã được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
(HBĐT) - Sáng ngày 19/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tiếp tục làm việc tại hội trường với các nội dung: thông qua Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình khoá XV, nhiệm kỳ 2010-2015; thảo luận, thực hiện đề cử, ứng cử và tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới.
Sáng 18-10, Ðảng bộ tỉnh An Giang đã khai mạc Ðại hội đại biểu lần thứ 9 (nhiệm kỳ 2010-2015), với sự tham dự của 348 đại biểu chính thức. Ðồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước dự và chỉ đạo Ðại hội.
Ngày 18/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi điện thăm hỏi, động viên và chỉ đạo đối phó với thiên tai bão, lũ, lụt trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Sau đây là toàn văn Điện thăm hỏi của Tổng Bí thư:
(HBĐT) - Triển khai các đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh ta đã đầu tư kinh phí trên 22 tỉ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Đã có 2.095 lượt cán bộ, công chức được đào tạo lý luận chính trị (Cao cấp, cử nhân 500 người, trung cấp 1.595 người). Có 1.166 lượt cán bộ, công chức được đào tạo chuyên môn, 26.638 lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.