Tại các cửa hàng mua bán vàng bạc trong tỉnh, lương mua vào, bán ra tương đối cân bằng.
(HBĐT) - Biến động giá vàng thị trường tỉnh ta không nằm ngoài diễn biến chung của giá vàng thế giới, trong nước và tác động từ Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho một số đầu mối. Thông tin trực tuyến về giá vàng tăng, giảm được các cửa hàng kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn theo dõi, cập nhật từng giờ.
Tuy giao dịch vàng không sôi động như ở các thành phố lớn nhưng diễn biến bất thường về giá vàng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường trong tỉnh. Theo chủ cửa hàng mua bán vàng bạc Liên Trọng ở tổ 22, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình ngày 9/11, giá vàng giao dịch tại đây cao đỉnh điểm với giá bán ra 38,4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chỉ vài giờ đồng hồ sau thông tin Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu vàng, giá vàng lập tức “hạ nhiệt”. Hiện tại, giá vàng đã giảm khá nhiều so với mức đỉnh song còn chứa đựng nhiều bất ổn, giá lên, xuống tính theo giờ. Với tâm lý lo ngại giá vàng sẽ tiếp tục xuống, khá đông khách đã đến cửa hàng thực hiện giao dịch bán. Bên cạnh đó có không ít người trước tình hình giá bất ổn đã lựa chọn giao dịch mua để tích trữ từ vài ba cho đến hàng chục cây vàng. Chủ cửa hàng vàng bạc Tuấn Huệ, phường Phương Lâm cho biết thêm: Lượng khách đến cửa hàng mua vào, bán ra tương đối cân bằng. Hơn 1 tháng nay, người dân nháo nhào đi mua vàng miếng để cất giữ, đầu cơ trong khi vàng trang sức lại rơi vào tình trạng ế ẩm.
Bà Vũ Thị Song Nguyệt – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh nhận định: Tình hình giá vàng thế giới và giải pháp can thiệp vào thị trường của Ngân hàng Nhà nước giúp thị trường vàng có diễn biến tích cực. Cũng cần nói thêm rằng, trên địa bàn tỉnh ta cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu vàng mà chủ yếu là hệ thống hàng trăm các cửa hàng mua, bán vàng bạc tư nhân. Biến động về giá vàng trên thị trường tỉnh chịu tác động xu hướng chung từ bên ngoài. Chịu tác động về mặt tâm lý, người dân tỏ ra thận trọng hơn trong giao dịch.
Thực tế biến động mạnh của giá vàng vô hình chung đẩy giá cả các loại hàng hoá khác lên cao, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu không ngừng tăng. Cụ thể, chỉ giá hàng hoá chung tháng 10/2010 trên địa bàn tỉnh đã tăng 0,83% so với tháng 9/2010 và tăng 7,93% so với mốc tháng 12/2009. Dự báo chỉ giá chung tháng 11 vẫn tiếp tục tăng cao so với tháng trước đó. Vấn đề đặt ra cho ngành chức năng là tìm kiếm các giải pháp bình ổn giá thị trường, kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường những tháng cuối năm. Ban chỉ đạo 127/ĐP tỉnh vừa chuyển công văn số 950/BCĐ - QLTM yêu cầu các đơn vị thành viên BCĐ và BCĐ 127/ĐP các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Tân Mão 2011. Theo đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tập trung vào việc kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại; tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo quy định hiện hành; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ở người. Chi cục QLTT phối hợp với các đơn vị thành viên BCĐ 127/ĐP tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với một số địa bàn trọng điểm là thành phố Hoà Bình, các huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Mai Châu.
Ông Đinh Công Năm – Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho biết: Cùng với giải pháp bình ổn nêu trên, sở Công thương vừa lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh ứng vốn nhàn rỗi cho các doanh nghiệp vay không tính lãi kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng với tổng mức vốn ứng ra khoảng 40 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng. Điều kiện đưa ra với doanh nghiệp được vay vốn mua hàng hoá là phải đăng ký giá các mặt hàng, đồng thời cam kết bán theo đúng giá đã đăng ký. Nếu được chấp thuận, đây sẽ là một phương án tham gia đắc lực vào việc kiềm chế tăng giá thị trường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhận thức sâu sắc công tác tổ chức cán bộ có vị trí quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), để công tác tổ chức cán bộ phát huy hiệu quả, Cục Thuế tỉnh luôn coi luân chuyển, luân phiên cán bộ là khâu đột phá trong quản lý cán bộ, vừa giúp cho cán bộ biết một nghề, giỏi nhiều việc và tránh được sức ỳ, ngại khó, ngại khổ, không phấn đấu và ngăn ngừa tiêu cực của cán bộ, công chức thuế.
Ngày 9-11, ngày làm việc thứ 17, kỳ họp thứ tám, QH khóa XII, các đại biểu làm việc tại hội trường, nghe Ủy ban Thường vụ QH báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001-2010 và thảo luận về nội dung quan trọng này.
Ngày 9-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Ðại hội Lúa gạo quốc tế lần thứ ba và Hội nghị bàn tròn cấp Bộ trưởng các nước về lúa gạo và an ninh lương thực đã khai mạc trọng thể với sự tham gia của hơn 1.000 nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nhân hàng đầu thế giới trong lĩnh vực lúa gạo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu ý kiến khai mạc.
(HBĐT) - Chiều ngày 9/11, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh cùng các đồng chí Trưởng các Ban của HĐND tỉnh và đại diện một số sở, ngành đã làm việc tại Sở Y tế.
(HBĐT) - Ngày 9/11, xóm Bao, xã Giáp Đắt (huyện Đà Bắc) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, huyện Đà Bắc và đông đảo nhân dân xóm Bao.
(HBĐT) - Ngày 9/11, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 389-CTr/TU ngày 25/1/2005 của Tỉnh ủy và kiểm tra một số công trình, dự án trên địa bàn huyện Tân Lạc. Cùng đi có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở NN &PTNT; lãnh đạo và chuyên viên Sở KH &ĐT, Ban Dân tộc tỉnh.