Những người khiếm thị được Hội Người mù huyện Lạc Sơn dạy chữ nổi.

Những người khiếm thị được Hội Người mù huyện Lạc Sơn dạy chữ nổi.

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, huyện Lạc Sơn có 84 người mù và khoảng 50 người loà. Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và cả cộng đồng, năm 2007, Lạc Sơn là huyện đầu tiên trong tỉnh thành lập được Hội Người mù. Tổ chức Hội như đôi mắt sáng soi đường, dẫn lối cho những người mù, giúp họ hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

 

Từng bị bệnh thiên đầu thống dẫn đến mù loà, ông Chu Văn Tám ở xóm Re, xã Ân Nghĩa thấu hiểu được sự thiệt thòi của những người bị mất đi ánh sáng đôi mắt. Nhận thấy, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có khá nhiều người cùng cảnh ngộ, cuộc sống vô cùng vất vả, ông không quản ngại khó khăn đi vận động thành lập Hội Người mù. Hội được thành lập như mở ra nguồn ánh sáng cho những người quanh năm chỉ biết với bóng tối. Ông Chu Văn Tám, Chủ tịch Hội Người mù huyện Lạc Sơn cho biết: Trước đây, người khiếm thị gần như bị tách ra khỏi cộng đồng, hầu hết họ đều mù chữ và sống phụ thuộc vào gia đình. Hội ra đời ví như tổ ấm, nơi đó, họ được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng được học nghề và được xã hội quan tâm hơn. Ban Chấp hành Hội có 5 người khiếm thị, 2 người sáng mắt giúp việc. Từ chỗ 37 hội viên ban đầu, đến nay, Hội đã vận động, tập hợp được 84 hội viên trên địa bàn huyện Lạc Sơn và các huyện Mai Châu, Yên Thuỷ, Tân Lạc. Từ những em bé 7 – 8 tuổi đến những người trên 50 tuổi đều hăng hái tham gia hoạt động của Hội.  

 

Từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, T.Ư Hội Người mù Việt Nam và sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm, Hội đã xây dựng ngôi nhà kiên cố cho anh Bùi Văn Quyết ở xóm Bui, xã Nhân Nghĩa. Hàng năm, vào dịp Tết tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho hội viên khó khăn. Ngoài ra, Hội đã mở lớp dạy các nghề chẻ tăm, xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền, dạy chữ nổi cho hơn 100 lượt hội viên. Anh Bùi Văn Quyết tâm sự: Cách đây 21 năm, mắt tôi cứ mờ dần và sau đó không nhìn thấy gì nữa. Bố mẹ đều mất sớm, 3 anh em sống với nhau nhưng em trai lại bị bệnh tâm thần, gánh nặng đè lên đôi vai cô em gái. Nhiều lúc trong nhà không còn lấy một hạt gạo, củ sắn, em lại phải vào rừng đào củ nâu, củ vớn, hái rau rừng về ăn qua ngày. Trong lúc hoàn cảnh rơi vào bế tắc, gia đình đã được Hội Người mù xây tặng ngôi nhà, bản thân được đi học chữ nổi và nay đã trở thành giáo viên tích cực, góp phần xoá mù chữ cho những người khiếm thị.

 

Cũng như anh Quyết, nhiều người đã có thể tự lao động, làm ra sản phẩm có thu nhập ổn định. Chị Bùi Thị Thiếc ở xã Phú Cường (huyện Tân Lạc) bị khiếm thị bẩm sinh, khó khăn lắm chị mới tự phục vụ được bản thân chưa nói đến phụ giúp công việc gia đình. Nghe tin huyện Lạc Sơn thành lập được Hội Người mù, gia đình đã đến tận nơi xin cho chị tham gia. Từ đó, cuộc đời chị như có một bước ngoặt mới. Chị Thiếc cho biết: Được gặp gỡ, trò chuyện và động viên của những người cùng hoàn cảnh, em như được tiếp thêm sức mạnh, không còn tự ti, mặc cảm, sống vui vẻ hơn trước. Đặc biệt, sau khi được học nghề chẻ tăm, em đã có thể tự tay mình làm ra sản phẩm. Việc học đối với người sáng mắt đôi khi còn khó, đối với người khiếm thị càng khó khăn hơn nhưng cán bộ Hội đã kiên nhẫn dạy từ cách cầm dao, cách vót sao cho nhanh, đẹp nhất. Bây giờ, mỗi tuần em chẻ được gần 100kg tăm sơ chế, cho thu nhập gần 200.000 đồng. Không còn phải sống phụ thuộc vào gia đình, em cảm thấy mình vẫn còn có ích cho xã hội, cuộc sống vẫn tươi đẹp biết bao! Nhờ được học chữ nổi, học nghề bấm huyệt, các chị Bùi Thị Duyên, Bùi Thị Hoà, Bùi Thị Lê đã được Hội người mù các tỉnh Nam Định, Thái Bình mời làm giáo viên cho những người khiếm thị khác.

 

Bao ước mơ giấu kín của người khiếm thị bấy lâu nay đã bước đầu được tiếp sức. Vừa qua, Hội Người mù huyện đã mở lớp dạy chữ nổi cho 50 học viên, trong đó có những người đã 50 tuổi như anh Quách Văn Phong ở xóm Sưa, xã Xuất Hoá. Đây là lớp xoá mù chữ đầu tiên cho người khiếm thị trên địa bàn tỉnh. Sau khi học, người khiếm thị có nhiều cơ hội học tiếp các nghề khác như CNTT, giáo viên... Huyện cũng đã có quyết định cấp cho Hội 2.000 m2 đất tại xã Ân Nghĩa để xây dựng trụ sở. Ông Chu Văn Tám cho biết thêm: Có trụ sở mới, Hội mở rộng dạy nghề, tạo thêm cơ hội tìm việc làm cho người khiếm thị. Đồng thời, thành lập Công TNHH một thành viên do huyện Hội quản lý. Đây thực sự là tín hiệu vui thể hiện sự quan tâm của các cấp từ tỉnh đến cơ sở đối với những người khiếm thị. Theo Ông Phạm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Người mù Việt Nam, người khiếm thị vẫn có thể làm được nhiều công việc có ích nếu được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội. Tuy nhiên, bản thân họ cũng phải tự nỗ lực vươn lên. Mất đi đôi mắt phải nỗ lực gấp đôi so người bình thường. Chia sẻ với những khó khăn đó, bà Phạm Thị Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho rằng, mỗi đơn vị, cá nhân phát huy tinh thần tương thân tương ái, bớt đi chút chi tiêu mua những sản phẩm do bàn tay, mồ hôi, công sức của người khiếm thị làm ra.

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục