Điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015 làm căn cứ cho việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội
(HBĐT) - Điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới giai đoạn 2010 – 2015 có ý nghĩa quan trọng nhằm thu thập thông tin về thực trạng, điều kiện sống cũng như mức thu nhập bình quân đầu người để từ đó làm cơ sở, căn cứ cho thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với hộ nghèo. Vì vậy, cuộc điều tra lần này không chỉ đòi hỏi đúng về tiến độ, thời gian mà cần đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.
Ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐ- TB&XH cho biết: Theo kế hoạch, thời gian điều tra tương đối ngắn, chỉ trong vòng cuối tháng 10 đến hết tháng 11 trong khi đối tượng điều tra lớn do đối tượng được mở rộng bao gồm toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký). Mặt khác, yêu cầu của cuộc điều tra là từng thôn, bản phải xác định được chính xác số hộ nghèo, cận nghèo để theo dõi quản lý. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá mới sự chênh lệch giữa hộ nghèo và cận nghèo không quá lớn, cách nhau chỉ 1.000 đồng. Khu vực nông thôn thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, thu nhập 401.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo đối với nông thôn. Tương tự, ở thành thị thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng là hộ nghèo, thu nhập 501.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. Chính vì sự chênh lệch không đáng kể này nên không tránh khỏi cảm tính trong quá trình điều tra và thực tế không tránh khỏi trường hợp số liệu chỉ đúng ở thời điểm điều tra. Đó là những thách thức với quá trình điều tra hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015.
Theo ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, để đảm bảo hoàn thành điều tra theo đúng tiến độ và tính chính xác, cuộc điều tra lần này có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là các điều tra viên của ngành thống kê, các hội, đoàn thể. Ngoài ra, quy trình điều tra cũng có nhiều khác biệt. Trước tiên, các điều tra viên quan sát tình hình tài sản, đặc điểm của hộ gia đình tại địa bàn, khảo sát thu nhập từ đó phân loại nhanh hộ gia đình. Sau khi có danh sách phân loại hộ gia đình theo danh sách dự kiến hộ nghèo từ quá trình quan sát điều tra tài sản, các tổ điều tra viên lấy ý kiến khu dân cư về các hộ nghèo, cận nghèo.
Tính đến thời điểm này, các huyện, thành phố đều đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình điều tra tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2010 – 2015. Các huyện, thành phố thành lập ban chỉ đạo điều tra cấp huyện, cấp xã và các tổ điều tra viên tại cơ sở. Sau khi quy hoạch các hộ nghèo, cận nghèo tại cơ sở, các tổ điều tra viên tiến hành niêm yết danh sách công khai tại UBND xã để lấy ý kiến các hộ còn lại.
Dựa vào những hướng dẫn dự báo tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với một số ban, ngành tiến hành dự báo tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là 28 – 30%, cận nghèo là 27 – 29%. Trong đó, huyện Đà Bắc có tỷ lệ dự báo cao nhất 57% hộ nghèo, Kim Bôi 56%, Lạc Sơn 49%. Trao đổi về vấn đề này, ông Thuỷ cho biết: dự báo tỷ lệ hộ nghèo dựa trên những số liệu tính toán từ tỷ lệ hộ nghèo cũ. Tuy nhiên, thực tế điều tra còn những phát sinh mới. Vì vậy, trong điều tra, Sở LĐ- TB&XH cùng các ngành, đoàn thể trong Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo đã thường xuyên giám sát điều tra đảm bảo công tác này diễn ra đúng quy trình, tiến độ và đặc biệt là chính xác đúng đối tượng, tránh trường hợp cố tình khai hộ nghèo để hưởng trợ cấp.
Phương Linh
(HBĐT) - Ngày 16/11 , Ban chỉ đạo CVĐ “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Lạc Sơn đã tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện CVĐ ( 2007 – 2010).
(HBDDT) - Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam (15/11/1930 - 15/11/2010), phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đinh Quang Phòng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh về những thành tựu nổi bật của MTTQ các cấp trong tỉnh những năm qua
Ngày 16-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 6 tổ chức tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Sáng kiến hợp tác Tam giác phát triển CLV được đưa ra hồi tháng 10-1999 nhằm tăng cường đoàn kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định, an ninh khu vực biên giới giữa 3 nước
Ngày 16-11, kỳ họp thứ tám, QH khóa XII sang ngày làm việc thứ 23. Buổi sáng, các đại biểu QH làm việc ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Thủ đô. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(HBĐT) - Ngày 16/11, UBND tỉnh đã họp thảo luận một số nội dung quan trọng bao gồm: Dự thảo báo cáo tình hình KT-XH năm 2010, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2011; dự thảo báo cáo về tình hình thực nhiệm nhiệm vụ thu - chi NSNN năm 2010, nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2011; dự thảo báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn; công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2010. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự hội nghị. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 16/11, xóm Cộng I, xã Quy Hậu (huyện Tân Lạc) đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự có đồng chí Bùi Đình Phái, UVTV Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.