Bắt đầu từ ngày 11/1, gần 1.400 đại biểu đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Nguồn tin của Đài Australia và Chương trình "Liên kết châu Á" của Hãng tin ABC (Australia) ngày 10/1 cho rằng Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ bầu và sắp xếp lại nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới (nhiệm kỳ 2011-2015), đồng thời đưa ra những chiến lược kinh tế-xã hội trong 10 năm tới (2011-2020).

Năm nay, độ tuổi trung bình của các đại biểu có xu hướng trẻ hơn các khóa trước. Các kỳ đại hội trước thường diễn ra trong vòng 4-5 ngày, nhưng đại hội năm nay sẽ diễn ra trong vòng 9 ngày (bế mạc vào ngày 19/1) để các đại biểu có thời gian bàn bạc và xem xét các vấn đề kỹ lưỡng.

Với mục tiêu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 trở thành "một nước công nghiệp hiện đại," Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam cần có lực lượng lao động dồi dào và chất lượng tay nghề cao cùng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả.

Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra bản báo cáo và đề xuất kế hoạch cũng như mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong nhiệm kỳ 5 năm tới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Theo bản báo cáo, chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa Việt Nam thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình khoảng 2.000 USD/năm.

Chính phủ cũng đã điều chỉnh một số mục tiêu theo chiều hướng tích cực hơn như ngày càng mở rộng hơn nữa các mối quan hệ ngoại giao, hòa nhập hơn vào nền văn hóa, kinh tế và chính trị của thế giới.

Trong khi đó, trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Phát triển (CEPRID) của Tây Ban Nha vừa đăng bài viết của nhà phân tích chính trị Alberto Cruz đánh giá tầm quan trọng của Đại hội Đảng lần thứ XI đối với tương lai của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại.

Ông Cruz nhận định rằng Đại hội Đảng lần này không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc quyết định hướng đi của quá trình Đổi mới tại Việt Nam, mà còn xác định con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tác giả bài báo đã điểm lại chặng đường hơn hai thập kỷ Đổi mới vừa qua của Việt Nam mà ông chia thành hai giai đoạn, giai đoạn I từ Đại hội Đảng lần thứ VI tới năm 1995 và giai đoạn II từ sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton và việc bình thường hóa quan hệ song phương, tiền đề Việt Nam có thể mở cửa thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế.

Khác với các nước Đông Nam Á khác, bên cạnh những thành tựu kinh tế, Việt Nam vẫn chú trọng tới lĩnh vực xã hội và bảo vệ người dân với những chính sách cụ thể như tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh đầu tư vào những dự án hạ tầng lớn để đảm bảo nguồn cung việc làm.

Chính điều đó đã giúp Việt Nam đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua tốt hơn so với những “con hổ châu Á” khác.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã thừa nhận cuộc khủng hoảng vừa qua chỉ giảm 37% tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, trong khi chỉ số này là 155% đối với Thái Lan, 137% với Malaysia, 219% với Mỹ, 224% với Liên minh châu Âu (EU) và 335% với Nhật Bản./.

 

                                                                                 Theo TTXVN

 

 

Các tin khác

Được ủy quyền, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao Bằng khen của T.Ư Hội LHPN Việt Nam cho các tập thể đạt thành tích xuất sắc năm 2010.
Nhân dân xã An Bình ( Lạc Thuỷ) chăm sóc cây trồng vụ đông
Quang cảnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp ông Maqbool Ali Sultan, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Oman

Hà Nội rực rỡ trước ngày khai mạc Đại hội Đảng

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình và hàng loạt tuyến phố của thủ đô rực rỡ cờ hoa, băng rôn và những chậu hoa cảnh. VnExpress.net ghi lại hình ảnh trước ngày khai mạc Đại hội Đảng XI.

700 nhà báo trong, ngoài nước đưa tin Đại hội Đảng

Sáng 10/1, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tuyên truyền về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

BCĐ thực hiện QCDC tỉnh triển khai kế hoạch hoạt động năm 2011

(HBĐT) - Ngày 10/1, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện QCDC năm 2010, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2011; sơ kết 3 năm thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 87/2007/NĐ-CP về thực hiện QCDC trong các công ty cổ phần, công ty TNHH. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí Thư thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh.

Triển khai kế hoạch phát triển KT-XH và thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011

(HBĐT) - Ngày 10/1, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển KT-XH và thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố trong tỉnh.

Ban Dân vận Tỉnh uỷ triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

(HBĐT) - Ngày 10/1, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã tổ chức tổng kết công tác dân vận năm 2010 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Đổi thay trên quê hương Hợp Thịnh

(HBĐT) - Mỗi người dân xã Hợp Thịnh ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp. Từ trung tâm của xã, những ngôi nhà mái bằng cao tầng mọc lên san sát, những con đường thẳng tắp được rải nhựa và bê tông hoá. Hai bên đường là những cánh đồng ngô xanh mơn mởn tô điểm cho bức tranh quê hương những gam màu nổi bật của một vùng đất đang trên đà phát triển, đi lên. Kinh tế của xã tăng trưởng khá toàn diện, hàng năm luôn ở mức 13%. Thu nhập bình quân năm 2010 trên 13 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2,72%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục