Đàn bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng – xóm Đồng Sẽ vẫn cho khai thác đều đặn 2 lần/ngày.

Đàn bò của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng – xóm Đồng Sẽ vẫn cho khai thác đều đặn 2 lần/ngày.

(HBĐT) - Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng ngành chăn nuôi bò sữa ở huyện Lương Sơn gặp cảnh lao đao, người chăn nuôi bò sữa khốn đốn vì rét đậm, rét hại. Lý do là cùng với điều kiện thời tiết bất thuận, đàn bò sữa ngừng cho khai thác. Chúng tôi đã về xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), gặp nhà chăn nuôi để tìm hiểu.

 

Nhuận Trạch đã từ lâu được biết đến là một trong vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của huyện Lương Sơn. Toàn xã có 4 xóm gồm Đồng Sẽ, Đầm Rái, Trại Sáu và Đồng Chanh với tổng số 16 hộ chăn nuôi theo dự án phát triển nghề chăn nuôi bò sữa của huyện giai đoạn 2001 – 2010. Với mức vốn đầu tư hơn 25 triệu đồng/con giống, không phải nông dân nào cũng mạnh dạn, đủ lực tham gia dự án chăn nuôi. Để khuyến khích, huyện thực hiện một số chính sách ưu đãi như cho vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên (vốn 120), được theo các khoá học, lớp tập huấn, đưa đi tham quan, học tập mô hình trang trại. Thêm vào đó, đơn vị bao tiêu sản phẩm là công ty sữa cho vay vốn trả chậm đầu tư mua máy vắt sữa.

 

Thực tiễn cho thấy, nghề chăn nuôi bò sữa đã thoả ước mơ làm giàu một số nông dân trong vùng. Theo anh Nguyễn Văn Thắng - chủ hộ chăn nuôi bò sữa ở đội 15, xóm Trại Sáu, thời gian sinh trưởng của bò sữa thường sau ba năm là vào thời kỳ khai thác. Đều đặn, mỗi con bò sữa cho  20 – 25 kg sữa/ngày, cao điểm có giống bò sữa dòng lai F2, F3 cho bình quân cho 35 kg/ngày với điều kiện bò được chăm tốt, khai thác sữa vào 2 thời điểm nhất định trong ngày (thường là trong khoảng 7 – 8h sáng và 19 – 20h tối). Với sản lượng sữa cao, giá thời điểm hiện tại là 10.400 đồng/kg sữa, trừ khoảng 50% chi phí thức ăn, hộ chăn nuôi mỗi ngày thu lãi 200.000 đồng/con bò cho sữa. Vợ chồng anh Thắng đầu tư nuôi 17 con, trong đó có 11 con cho sữa, 6 con hậu bị. Từ sản lượng sữa thu được, trừ chi phí, mỗi ngày gia đình anh thu lãi khoảng 2 triệu đồng.

 

Đáng kể hơn, một khi bò đã cho khai thác sẽ cho lấy sữa gần như quanh năm, chỉ trừ khoảng 2 tháng lúc bò cai sữa dứt điểm. “Đầu ra” của nghề chăn nuôi bò sữa cũng ổn định. Ngoài trạm thu gom của Công ty sữa quốc tế, mới đây còn có thêm một trạm thu gom tư nhân đặt ngay tại xã có hệ thống tanh lạnh xử lý, bảo quản không để sữa bị khê và đảm bảo tỷ lệ chất dinh dưỡng cho phép trước khi đưa về công ty. Các hộ chăn nuôi bò sữa ở đây cho biết: Từ khi triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa đến nay, chưa có thời điểm nào, sản phẩm sữa do bà con khai thác từ chăn nuôi bị ế. Số lượng bò sữa hiện nay của toàn xã đã tăng lên đáng kể, khoảng trên 70 con, trong đó có gần 40 con đã cho khai thác, hơn 30 con hậu bị. Ngoài anh Nguyễn Văn Thắng ở đội 15, xóm Trại Sáu còn có một số hộ tiêu biểu như anh Nguyễn Văn Dụ, Nguyễn Văn Diện ở xóm Đồng Sẽ nuôi 8 con trong đó có hơn một nửa đàn đã cho khai thác, chị  Bùi Thị Kiều ở xóm Đồng Sẽ nuôi 4 con trong đó có 2 con đã cho khai thác…

 

Trở lại thông tin người chăn nuôi bò sữa khốn đốn vì rét đậm, rét hại,  ông Nguyễn Hải Vân – Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định: Gần 1 tháng qua, đàn bò sữa của xóm và xã vẫn cho khai thác tốt, lượng sữa khai thác không hề giảm sút. Bình quân sản lượng của xã đạt trên 500 kg sữa/ngày. Bò sữa mà các hộ đang chăn nuôi là giống bò ngoại, khả năng chống chịu rét cao, điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại ảnh hưởng không đáng kể đến sức khoẻ của đàn bò. Thêm vào đó, các hộ chủ động đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tiêm phòng định kỳ trong chăm sóc, phòng bệnh cho đàn bò sữa. Nhờ đó, kể cả trong lúc thời tiết thuận lợi hay khắc nghiệt, nghề chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn vẫn giữ vững được sản lượng, chất lượng và hiệu quả.

 

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo MTTQ tỉnh và Ban đại diện Phật giáo thành phố tặng quà hộ nghèo huyện Kỳ Sơn
Công nhân Tổng Công ty Truyền Tải Quốc gia tăng cường công tác vận hành tại trạm biến áp 500 Kv Sơn La
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tặng quà Tết tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 25/1, đoàn công tác của Tỉnh uỷ do đồng chí Thiếu tướng Bùi Đình Phái, TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà hộ gia đình chính sách, hộ nghèo huyện Tân Lạc. Tham gia đoàn có đại diện UBMTTQ tỉnh, Huyện uỷ và các ban, ngành đoàn thể huyện Tân Lạc.

3 cơ sở đoàn được T.Ư Đoàn tặng bằng khen

(HBĐT)- Ngày 25/1, Đoàn thanh niên Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2010, triển khai phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2011.

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2010 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2011

(HBĐT) - Ngày 25/1, tại Cung văn hóa tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2010 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2011. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, UVTW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐTĐKT tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố.

Hội hoa Xuân Tân Mão – Hoà Bình năm 2011

(HBĐT) - Từ ngày 24 – 31/1, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Nông nghiệp Mạnh Ly có địa chỉ tại xóm báy, xã Phú Lương (Lạc Sơn) tổ chức Hội hoa Xuân Tân Mão – Hoà Bình năm 2011 tại Cung văn hoá tỉnh.

Toàn tỉnh rà soát 1.677 thủ tục hành chính

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2006 - 2010 và triển khai công tác cải cách hành chính giai đoạn tiếp theo, HĐND tỉnh đã giám sát, rà soát thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp; các lĩnh vực quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Họp Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã họp phiên thứ nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục