(HBĐT) - Mới đó mà đã 5 mùa hoa đào nở, người dân thị xã Hòa Bình mừng vui, tự hào trở thành công dân thành phố. 5 năm, dòng sông Đà vẫn hiền hòa, cần mẫn sản sinh dòng điện chiếu sáng muôn nơi. 5 năm, tình người nơi đây vẫn chân chất, nồng nàn những nỗi nhớ, niềm thương. Tuy chỉ có những dãy phố, con đường đã đổi thay đến kỳ lạ để mỗi ai đi xa trở về đều ngỡ ngàng, phấn chấn trước vóc dáng, diện mạo mới cùng cuộc sống náo nhiệt nơi đô thị.

 

Sau nhiều lần lỗi hẹn, kỳ nghỉ cuối năm nay, lớp học cấp III ngày xưa của chúng tôi mới có dịp hội ngộ. Kỷ niệm nối tiếp kỷ niệm ùa về trong những câu chuyện cười vang không dứt. Cũng thật lạ, tuy đang ngồi tại một trung tâm giải trí tầm cỡ của thành phố sang trọng, ấm áp là thế mà lũ chúng tôi lại nao nao nhớ về cái thuở học sinh nghèo. Đã hơn 15 năm kể từ ngày chia xa mái trường THPT nhưng bạn bè vẫn còn nhớ lắm những ngày cả nhóm phải đi bộ gần 2 cây số đến trường vì không có đủ xe đạp. Ngày đông giá rét, ngồi học tay lạnh cóng, cầm bút mà viết không nên chữ lại cứ nghĩ do mùa đông ngày đó quá rét nhưng thực ra vì không có đủ quần áo ấm. Buổi sáng được bát cơm nguội để đến trường là ấm bụng chứ làm sao có tiền đi ăn sáng. Cả năm chỉ có mấy ngày tết được ăn bánh chưng và trong túi mới dủng dỉnh năm, mười nghìn tiền mừng tuổi nên đứa nào cũng mong tết mau về. Lũ học sinh Chăm Mát, Dân Chủ, Thống Nhất vẫn bị bạn bè ngoài thị xã gọi đùa là nhà quê, trường làng. Kể cũng đúng thôi vì ngày đó nhà nào có cái xe đạp Mi pha, Phượng hoàng là oách rồi chứ làm gì có xe máy. Điện thoại cũng là điều xa lạ với mỗi gia đình. Còn nhớ ngày thi tốt nghiệp cuối cùng cũng là lần đầu tiên cả bọn mượn xe đạp sang sông chơi. Hôm đó, nước sông cao, cầu phao bị cắt, phải chờ gần tiếng đồng hồ mới có phà mà đứa nào cũng háo hức. Qua sông mới biết thị xã mình cũng rộng đấy chứ nhưng vẫn còn khó khăn vì đường sá mấp mô, chật chội. Nhiều nơi đất trống, lau lách mọc um tùm. Ngoài khu chuyên gia cao ngất thì chẳng có mấy nhà cao tầng...

 

Nhớ ngày xưa để nhân thêm niềm vui về cuộc sống hôm nay. Thế mới biết thành phố mình đã đổi thay mạnh mẽ. Chưa vội nói đến khu trung tâm, cứ nhìn cái vùng ngoại ô, trường làng trước kia của chúng tôi đã thấy sự chuyển mình nhanh chóng. Ngoài những tuyến đường chính rộng rãi thì đường bê tông bằng phẳng rải đến tận khu dân cư. Điện cao áp kéo dài đến đường làng, ngõ xóm. Không ngoa nếu nói chiếc xe máy bây giờ là chuyện bình thường với mỗi gia đình. Nhiều nơi nhà cao tầng mọc lên san sát. Cơ sở sản xuất CN-TTCN, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh các mặt hàng về đến tận thôn, bản của những xã vùng ngoại thành. Những người nông dân đã năng động hơn trong nếp nghĩ, cách làm khi cách đồng, thửa ruộng quanh năm không có đất trống. Cùng với lúa, ngô, các loại rau, đậu, rau thơm luôn xanh đồng. Từ vài năm nay, vùng rau xanh Thống Nhất, Dân Chủ, Chăm Mát, Thái Bình... là sự lựa chọn số một của người tiêu dùng thành phố bởi không chỉ vì giá cả phải chăng mà quan trọng hơn đó là sản phẩm sạch, luôn tươi mới. Cũng vì thế mà đã tạo được nhiều việc làm cho người nông dân. Thu nhập tiền triệu sau mỗi vụ rau không còn là niềm mơ ước của nhiều gia đình.

 

Vùng ngoại ô đã thế, vùng trung tâm mới thực sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Càng những ngày cuối năm này càng thấy thành phố nhộn nhịp, trẻ trung nét xuân nồng. Đứng trên Tượng đài Bác Hồ mới thấy TPHB đã thực sự hiện hữu, hiện đại và văn minh bên công trình thế kỷ. Không vui sao được khi nhịp cầu sông Đà đã “nối những bờ vui”. Tết này, người dân thành phố sẽ được du xuân trong sặc sỡ sắc hoa bên những tuyến đường Trần Hưng Đạo, Thịnh Lang, Trương Hán Siêu, Hữu Nghị, Trần Quý Cáp, Phùng Hưng... thênh thang, rộng mở. Nếu như trước kia, mỗi dịp tết đến, xuân về chỉ có chợ Phương Lâm là nơi cung cấp hàng hóa chủ yếu cho người dân thì nay đã có tới 4 siêu thị tầm cỡ với đầy đủ các mặt hàng cho người tiêu dùng thỏa sức lựa chọn.

 

Trước đây, toàn thành phố có 2.400 ha diện tích đất đô thị cần được lập quy hoạch chi tiết để phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH tại địa phương thì đến nay đã lập và công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được 1.595 ha bao gồm: khu trung tâm đầm Quỳnh Lâm, khu trục đường Thịnh Lang, khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà, khu công viên bảo tàng du lịch sinh thái suối Trì - Ba Vành, khu cảnh quan bảo vệ môi trường sinh thái hai bờ hạ lưu sông Đà... Theo đó, bức tranh đô thị đã thực sự sinh động với hàng loạt các chương trình, dự án công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nhà ở, vui chơi giải trí cao cấp được đầu tư xây dựng, nhất là KCN, thương mại bờ trái sông Đà từng bước hình thành, đi vào hoạt động hiệu quả... để thành phố mỗi khi lên đèn tựa như ngàn vì sao lấp lánh thật đẹp và nên thơ.

 

Giờ đây, nhớ lại lời tâm sự của một đảng viên già trong dịp Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010-2015 mới thật thấm thía: “Thành phố phát triển như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, ủng hộ của T.ư và tỉnh, sự đồng lòng, chung sức của các cấp, ngành, địa phương, tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tích cực triển khai, thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH”. Thật vậy, 5 năm qua, TPHB có tổng vốn đầu tư xã hội đạt trên 4.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư XDCB từ NSNN đạt 1.353 tỷ đồng. Thành phố đã và đang thực hiện 59 công trình với tổng mức đầu tư 988,5 tỷ đồng. Trong đó có 27 công trình giao thông được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại. Cùng với đó, công tác cải tạo khu đô thị được đặc biệt quan tâm với việc sửa chữa, nâng cấp và lát vỉa hè nội thành được gần 45.000 m2. Cải tạo hệ thống cây xanh đường Trần Hưng Đạo dài 2,4 km. Đầu tư xây dựng công viên diện tích trên 31 ha và xây dựng hạ tầng khu dân cư với diện tích 10,37 ha. Toàn thành phố cũng đã xây dựng được 23,3 km đường điện chiếu sáng. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng được lắp đặt có chiều dài 90 km. Hệ thống thoát nước đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa... góp phần làm cho thành phố thêm khang trang,  sạch đẹp hơn. Cũng vì thế mà năm qua, Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã công nhận TPHB là một trong 10 đô thị đạt tiêu chí xanh - sạch - đẹp trên toàn quốc.

 

Thành phố trẻ đang căng đầy sức sống với thế và lực mới nên trong năm 2010, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,52%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực với tỷ trọng dịch vụ chiếm 54%; công nghiệp, xây dựng 33,5%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 12,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,2 triệu đồng/người/ năm. Toàn thành phố tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giai đoạn 2010 - 2015 chỉ còn 2,46%. Những con số ấn tượng này sẽ chắp thêm đôi cánh để TPHB tự tin bước vào mùa xuân mới với niềm tin và hy vọng.

 

 

                                                                                      Hoàng Nga

 

 

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục