Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, chiều ngày 22/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.
Các đại biểu thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô. (Ảnh: TTXVN)
Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung như: Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật; Về danh hiệu công dân danh dự Thủ đô; Cơ chế, chính sách trong quản lý, thực hiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng Thủ đô; Cơ chế, chính sách trong quản lý dân cư và bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô; Cơ chế, chính sách khai thác, phát huy, sử dụng có hiệu quả nguồn lực về tài chính; Trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô; Điều khoản chuyển tiếp; Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật...
Dự thảo Luật Thủ đô đã được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII và được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến. Sau Kỳ họp, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Thủ đô gồm 4 chương, 33 điều quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô; một số chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô và trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý Thủ đô.
Thảo luận về dự thảo Luật thủ đô, các đại biểu đều nhất trí về sự cần thiết phải ban hành luật riêng Thủ đô để Hà Nội phát huy một cách cao nhất vai trò là trung tâm chính trị của cả nước.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (đoàn Hà Nội) có ý kiến: Đây là một luật đặc thù, vì vậy, Luật Thủ đô cần có một điều, khoản quy định: mọi cơ chế chính sách, tiêu chí do Hà Nội ban hành không được vi phạm các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Dự thảo Luật này cần phải được thảo luận thấu đáo và kỹ càng hơn để khi thông qua không phải băn khoăn về tính khả thi và hợp hiến của luật. Đại biểu Đào nhấn mạnh: Hà Nội là một đô thị đặc biệt thì nó phải có những điểm khác biệt về những quy định chung về quản lý hành chính, trật tự an ninh xã hội ... ở các tỉnh, thành phố khác như dự thảo.
Nhất trí với ý kiến của đại biểu Đào, đại biểu Đặng Như Lợi (đoàn Cà Mau) cho rằng, việc quy định những đặc thù cho Thủ đô là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu Lợi lưu ý, Thủ đô có những đặc thù nhưng những quy định về phát triển Thủ đô thì cần phải tính toán phù hợp với chiến lược phát triển chung của cả nước.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) tán thành việc dự thảo Luật giao cho Thủ đô cơ chế đặc thù về tài chính. Tuy nhiên cần phải quy định thật cụ thể, và nên qui định rõ mức phân bổ ngân sách, tránh tình trạng xin - cho khi Luật được ban hành.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhất trí về việc xây dựng cơ chế đặc thù về trật tự an ninh cho Thủ đô. Tuy nhiên, theo đại biểu Thuyết, quy định về cơ chế này tại điều 23 trong dự thảo Luật mới chỉ tập trung vào việc tăng mức phạt tiền mà không có thêm cơ chế nào khác. Nếu như vậy thì các đô thị khác cũng có thể áp dụng để đảm bảo tính nghiêm minh trong việc đảm bảo an ninh trật tự chứ không riêng gì Hà Nội.
Về một số cơ chế, chính sách đặc thù khác như danh hiệu công dân danh dự Thủ đô (Điều 7), một số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tán thành với quy định như trong dự thảo Luật vì cho rằng đây là một hình thức khen thưởng nhằm vinh danh đối với những người có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm là người được tặng danh hiệu này được hưởng quốc tịch Việt Nam (đối với trường hợp là người nước ngoài) thì cần phải chỉnh lý lại quy định này theo hướng khẳng định đây chỉ là danh hiệu vinh dự và danh hiệu này được tặng nhằm ghi nhận sự đóng góp của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô; việc tặng danh hiệu vinh dự này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nhận danh hiệu.
Về một số cơ chế, chính sách khác quy định trong dự thảo Luật, bao gồm chiến lược phát triển kinh tế (Điều 10), phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 15), phát triển khoa học và công nghệ (Điều 16), bảo tồn và phát triển văn hóa (Điều 17), quản lý và bảo vệ môi trường (Điều 18), phát triển, quản lý nhà ở (Điều 19) quản lý giao thông vận tải (Điều 21), đa số ý kiến trong Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với việc cần thiết phải quy định cơ chế, chính sách đặc thù trong các lĩnh vực này với những chỉnh sửa như trong dự thảo Luật.
Về nội dung Chương III - Trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô, có ý kiến cho rằng quy định trong dự thảo Luật chưa thể hiện được tính đặc thù, hầu hết vẫn chỉ nhắc lại những quy định hiện hành và nhắc lại cũng chưa đủ (ví dụ như quy định về thẩm quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội). Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho rà soát, chỉnh lý các nội dung này để quy định cho hợp lý, rõ ràng và cụ thể hơn trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan nghiên cứu để tiếp thu, báo cáo lại với Quốc hội để Quốc hội có căn cứ xem xét quyết định tại phiên họp cuối cùng của Kỳ họp này.
Ngày mai (23/3), buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Luật phòng, chống mua bán người; buổi chiều, Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
Theo Báo ĐCSVN
Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII, chiều 21/3, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu đã nghe Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của các cơ quan Nhà nước.
Sáng 21/3, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng các vị lão thành cách mạng, đại diện các đoàn ngoại giao đã tới dự.
Hôm nay, Quốc hội khóa XII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ chín. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị trong đoàn ngoại giao, các vị khách quý đã đến dự kỳ họp và xin gửi đến các đồng chí, các quý vị cùng toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thắng lợi.
(HBĐT)- Sáng 21/ 3, Ban Chỉ đạo Dự án Jica Hoà Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Đổi mới công tác kế hoạch phát triển KT-XH tại tỉnh Hoà Bình”, giai đoạn từ tháng 2/2008 – 3/2011. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương, tổ chức Jica tại Việt Nam cùng đại diện nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
(HBĐT)- Ngày 21/3, Đoàn công tác của Uỷ ban Bầu cử tỉnh do Đại tá Bùi Đức Sòn- UVBTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh, thành viên UBBC tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 tại huyện Lạc Sơn. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Sở Nội Vụ.
(HBĐT)- Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội CTĐ Việt Nam, chiều ngày 21/3, Đảng uỷ, Ban giám đốc, công đoàn Sở NN&PTNT tổ chức phát động ngành nông nghiệp toàn tỉnh quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thiên tai.