Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII sắp kết thúc, mỗi đại biểu đều có những tâm tư, suy nghĩ và những kỷ niệm đáng nhớ. Một phong cách thẳng thắn trước nghị trường, sự cần mẫn, trách nhiệm trước cử tri hay những chuyện tế nhị chưa kể...

 

Nhiều người xa nhà quá lâu

"Tôi nhớ lần đầu tiên làm đại biểu Quốc hội (nhiệm kỳ Quốc hội khóa X), lúc đó chồng tôi cũng hơi khó chịu và tỏ thái độ. Ông muốn vợ mình ở nhà nuôi con, vậy mà cứ đi miết. Tuy nhiên, đến khóa này (khóa XII), ông xã nhà tôi cũng hiểu công việc người đại biểu nhân dân bận rộn thế nào nên có phần thông cảm. Nhưng tôi cũng biết rằng, nếu thu xếp được việc chung, thì ông mong vợ về nấu cơm, nội trợ cho cả gia đình" - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, bà H'Luộc Ntơr thổ lộ chuyện "ông xã nhà tôi với… đại biểu Quốc hội".

Làm nữ đại biểu Quốc hội, mỗi năm tham gia trung bình 2 kỳ họp, mỗi kỳ trên dưới 1 tháng, rồi các kỳ tiếp xúc cử tri, giám sát chuyên đề, giám sát trên cương vị một đại biểu Quốc hội tại địa phương... Bận rộn ở nghị trường, nhưng bổn phận trong gia đình là vợ, là mẹ, cư xử thế nào cho phải?

Bà H'Luộc Ntơr không giấu giếm: "Mình xa nhà liên tục, khi về đến sân bay điện thoại cho chồng ra đón nhiều khi cũng không được, về đến nhà chào, thậm chí ông ấy lảng đi không hỏi". Còn kinh tế thì sao? Tham gia 3 nhiệm kỳ Quốc hội, nữ đại biểu vùng cao nguyên bảo, cho đến giờ, về kinh tế, mình thiệt nhiều: Không nuôi được heo, không nuôi được gà. Quanh năm đi miết, có rẫy thì phải thuê người làm, mùa nắng họ tưới giùm, nhặt cỏ giùm, đến khi thu hoạch thì các con tự đi thu… "Trở thành đại biểu của dân thì mình phải chấp nhận hi sinh một số thứ. Thiên chức của người phụ nữ là chăm sóc gia đình, chăm sóc chồng, con, nhất là khi ốm đau. Nhiều khi cũng phải đấu tranh với bản thân, với những suy nghĩ, nhớ nhung. Nhưng phải vượt lên thôi"…

Cùng ôn lại kỷ niệm trong buổi gặp mặt đại biểu Quốc hội các thời kỳ.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh thì tiết lộ: "Tôi nghĩ nhiều người đều rất giỏi trên các lĩnh vực, có năng lực, trình độ cao. Có người rất khéo, tránh không để mất lòng ai, nhưng khi phát biểu thì rất tầm cỡ mà lại chân tình. Có người mạnh dạn thẳng thắn, rất có bản lĩnh". Bà nói, thật ra, thẳng thắn, không ngại va chạm là trách nhiệm của đại biểu. Cử tri đã tin tưởng, tín nhiệm bầu mình là đại biểu, chỉ mong mình sẽ giúp họ phản ánh, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ.

Làm đại biểu không thể bức xúc, nôn nóng

Với cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đại biểu Nguyễn Viết Thịnh lý giải bận rộn nhưng phải luôn tỉnh táo, không thể bức xúc. Ông nói, khi mới lên hiệu trưởng, có những sự việc anh em bức xúc đòi giải quyết ngay và ông đã đưa câu chuyện ở các bệnh viện ra phân tích. "Ai đã từng vào bệnh viện thăm người thân đều trải qua cảm giác mình thì bức xúc còn bác sĩ cứ đi đi, lại lại. Song cần hiểu rằng nếu bác sĩ cũng bức xúc như người nhà bệnh nhân thì không thể chữa bệnh được, sẽ hỏng hết" - Hiệu trưởng Nguyễn Viết Thịnh giải thích. 

Ông Nguyễn Minh Hồng, người từng làm nóng các phiên thảo luận về y tế, xã hội thì bảo, làm đại biểu Quốc hội, từ sinh hoạt đời thường đến lời ăn tiếng nói đều phải có trách nhiệm hơn. "Trước đây, đi ra đường, xe có bị bắn tốc độ phóng nhanh một tý có thể cũng không sao nhưng từ khi là đại biểu, tôi dặn lái xe không bao giờ được vi phạm bất cứ lỗi nào trên đường. Hay như trước nếu có bực tức ở nơi làm việc, mình có thể quát anh em được, nhưng bây giờ mình ăn nói với anh em cũng phải xứng tầm đại biểu".

Ông tiết lộ rất muốn viết một truyện ngắn nói về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, một câu chuyện dí dỏm, vui vẻ, chẳng hạn như tình huống một đại biểu lái xe quá tốc độ, chiến sĩ Công an chặn xe lại. Khi biết người vi phạm là đại biểu, họ có thể không phạt. Nhưng trên cương vị đại biểu, điều đó không cho phép mình lặp lại.

Khẩu khí không cần to tiếng!

Làm việc nghị trường, cử tri ấn tượng hay không đối với đại biểu phần nhiều qua phong cách, ý tứ phát biểu. Nhưng không phải cứ phát biểu kiểu đao to búa lớn mới gây ấn tượng, vấn đề ở nội dung cần diễn đạt, góc cạnh thế nào, chiều sâu đến đâu. Nếu cứ nói thường xuyên mà ý tứ chẳng đâu vào đâu hay nói cái mà người khác đã "cày nát", thì đó chỉ là sự lặp lại khô khan. Đại biểu tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông được biết đến suốt nhiệm kỳ với một phong cách rất xứ Thanh.

Ông Cuông kể, có lần, tại một cuộc họp của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa với UBND tỉnh trước khi ra Hà Nội họp Quốc hội, có vị lãnh đạo lưu ý rằng, trong đoàn ta, có những đồng chí nói trên diễn đàn "thẳng thắn quá, có vẻ không có lợi cho tỉnh, đề nghị nên rút kinh nghiệm là phát biểu nhẹ thôi, sao cho được cả hai mặt, vừa được cho đại biểu, vừa cho tỉnh nữa". Vị này không chỉ rõ ai, nhưng ông Cuông đã hiểu ngay, đứng dậy nói, "vị đại biểu đó chính là tôi chứ ai".

Ông giải thích, phát biểu không phải làm gì căng thẳng, to chuyện mà thật ra các ý kiến đều mang tính chất xây dựng, được cử tri rất đồng tình. Những ý kiến nêu ra là bức xúc trong xã hội, và khi phát biểu, dù với bất kỳ thành viên nào của Chính phủ, thì đó cũng là sự phản ánh, sự gửi gắm của cử tri để làm sao các bức xúc được tháo gỡ, giải quyết tốt lên. Làm được điều đó cũng chính là trách nhiệm của đại biểu. Nhưng nhiều người nghe "khó lọt tai", theo ông, có lẽ là bởi khẩu khí hơi quá độ, vì cái chất giọng xứ Thanh của ông mạnh mẽ thế, chứ không phải có ý gì tiêu cực. "Tôi cũng biết lẽ ra nên nói nhẹ nhàng, dễ nghe cho phù hợp với văn hóa tế nhị ở ta. Nhưng, như Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình nhận xét về tôi, đó là do khẩu khí của tôi cầm tinh con hùm nên nói năng mạnh mẽ. Tôi nói thẳng quá nên người nghe có khi cũng không được êm ái dễ chịu cho lắm". 

Nhắc đến ông Lê Văn Cuông, lại nhớ đến chuyện gay cấn sau một phiên họp ở nghị trường. Đó là sau khi ông nêu việc ông Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiều lần không chấp hành ý kiến cấp trên.

Ông Lê Văn Cuông kể, khi nêu tên ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang vào buổi sáng thì ngay buổi chiều, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô (nay đã bị kỷ luật, thôi chức - PV) gọi điện giữa lúc ông đang thảo luận ở tổ. "Ông ấy lúc đó đã to tiếng với tôi là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền hình cho cả nước xem. Tôi trả lời rằng, vấn đề này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội và tôi chỉ thực hiện quyền của mình, không có định kiến hay dụng ý gì"…

Làm đại biểu Quốc hội có giàu?

Một đại biểu cho hay, thu nhập của nghị sĩ các nước Indonesia, Campuchia từ 2.000 đến 4.000 USD. Còn ở ta, đại biểu hưởng lương ở cơ quan, đơn vị như người lao động bình thường, còn đại biểu chuyên trách hưởng lương theo ngạch bậc công chức, có phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ. Ngoài lương chính, đại biểu được phụ cấp thêm một lần lương cơ bản, tham dự kỳ họp Quốc hội thì được phụ cấp 50.000đ/ngày. Gần đây, Quốc hội quy định đại biểu chuyên trách có thể sử dụng một khoản tiền nhỏ để tặng quà động viên các đối tượng chính sách ở nơi người đó làm đại biểu.

Cả kỳ mà không phát biểu thì không giới thiệu nữa

"Cuối kỳ bao giờ cũng có việc tổng kết nhiệm kỳ cũ. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo dõi, đánh giá chất lượng những đại biểu của khóa này để đề xuất những đại biểu nào có thể ứng cử tiếp… Khóa XIII này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ mà tôi là ủy viên, hiệp thương để giới thiệu những người ứng cử khóa XIII khối Trung ương và hướng dẫn Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử khối các địa phương. Nếu đại biểu nào cả kỳ họp không phát biểu câu nào thì chắc chắn không giới thiệu nữa" (Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam).

"Rồi đây, trong chúng ta, có đại biểu tiếp tục tái cử, có đại biểu đảm đương nhiệm vụ khác theo sự phân công của Đảng, Nhà nước nhưng tôi tin chắc rằng, dù ở cương vị nào, mỗi đại biểu cũng mãi khắc sâu kỷ niệm về những năm tháng hoạt động ở Quốc hội và sẽ tiếp tục đóng góp sức mình vào công việc chung của đất nước, vì sự cường thịnh của Tổ quốc Việt Nam" - Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng chia sẻ trước các đại biểu Quốc hội khóa XII.

 

                                                                                      Theo CAND

Các tin khác

Công nhân chi nhánh Điện Lực TPHB chốt số công tơ để tính tiền điện tháng 3/2011 theo giá mới.
Không có hình ảnh
BCH Hội phụ nữ xã Thu Phong khoá XXI ra mắt Đại hội.
Đoàn tặng 14 suất quà cho học sinh nghèo xã Bao La.

Tập huấn nghiệp vụ cho 222 cán bộ làm công tác bầu cử

(HBĐT)- Sáng 8/4, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cho 222 đại biểu là thành viên BCĐ công tác bầu cử và UBBC đại biểu HĐND huyện; Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký UBBC các xã, thị trấn, tổ trưởng, thư ký các tổ bầu cử trong huyện.

10 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII được 100% cử tri nơi cư trú biểu quyết tín nhiệm

(HBĐT)- Thực hiện bước 4 quy trình hiệp thương về tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cư tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, từ ngày 24-31/3 Ban Thường trực MTTQ các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Yên Thuỷ và thành phố Hòa Bình đã tổ chức 10 hội nghị với 614 cử tri tham gia.

Tổng Bí thư tiếp thân mật kiều bào về nước giỗ Tổ

Chiều 8/4 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các đại biểu kiều bào từ nhiều nước trên thế giới về dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2011.

Ngăn chặn tình trạng bầu thay, “bỏ phiếu mù”...

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP chiều qua 8-4, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Thường trực Tiểu ban Thông tin và Tuyên truyền Hội đồng Bầu cử Trung ương, nhận định công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng về bầu cử đến người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Giao ban quý I cụm thi đua số 1

(HBĐT)- Ngày 7/4, tại huyện Kỳ Sơn, Thường trực Hội CCB tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban quý I cụm số 1, gồm 6 đơn vị: Hội CCB huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, TP Hoà Bình và Hội CCB khối các cơ quan tỉnh.

Hoạt động thẩm tra góp phần quan trọng tới việc nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh

(HBĐT) - Nghị quyết HĐND được ban hành để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của địa phương. Để nâng cao chất lượng ban hành nghị quyết, một trong những yếu tố cần thiết là nâng cao chất lượng công tác thẩm tra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục