(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIII đã có buổi tiếp xúc, vận động bầu cử với cử tri xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Dù bận rộn với công việc nhưng cử tri có mặt đông đủ, nghiêm túc lắng nghe từng lời về tiểu sử và chương trình hành động của các ứng cử viên. Hầu hết ý kiến của cử tri đều là những lời động viên sâu sắc và sự mong mỏi: mỗi ứng cử viên khi trúng cử, chính thức trở thành ĐBQH sẽ làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân với cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Vững tin với công tác chuẩn bị bầu cử, ông Bùi Văn Thơ, Chủ tịch MTTQ xã, Phó chủ tịch UBBC xã cho biết: Cho đến thời điểm này, BCĐ, UBBC xã đã có thể an tâm về mọi việc. Công tác tuyên truyền, vận động bầu cử được triển khai đậm nét đến từng KDC. Hệ thống loa đài được huy động tối đa để tuyên truyền về Luật Bầu cử, về tiểu sử của các ứng cử viên để người dân được nghe, được biết. Ngoài kênh thông tin này, từ đầu tháng 4 đến nay, mỗi KDC đã tổ chức ít nhất 4 cuộc hội họp chuẩn bị cho bầu cử. Mặc dù xã có 7 tổ bầu cử đặt ở 7 xóm nhưng việc trang trí khánh tiết, niêm yết danh sách cử tri, danh sách ứng cử viên, pa nô, khẩu hiệu được thực hiện ở tất cả 10/10 nhà văn hóa xóm. Từ cuối tháng 4, các KDC, hộ gia đình đã đồng loạt tiến hành treo cờ Tổ quốc. Riêng với xóm Ấm còn nhiều hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chính quyền xóm đã trích quỹ để mua cờ Tổ quốc và vận động các hộ đồng loạt treo cờ tạo khí thế sôi nổi.
Ngày bầu cử đang tới gần, nhưng ông Bùi Văn Thơ đã khẳng định sự thành công theo đúng nghĩa một ngày hội lớn là dựa trên cơ sở: có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng, nhất trí của người dân. Ngay từ các bước hiệp thương đã có sự chỉ đạo cụ thể giới thiệu người có đủ đức, đủ tài, có tinh thần trách nhiệm ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Qua 3 vòng hiệp thương, xã đã lập danh sách chính thức 42 ứng cử viên để bầu 28 đại biểu HĐND cấp xã. Số người ứng cử đảm bảo cơ cấu, thành phần gồm: ứng cử viên dưới 35 tuổi đạt 35,7%; nữ chiếm 35,7%; ngoài Đảng chiếm 42,8% và người dân tộc Mường chiếm 96,42%. Thông qua các buổi họp lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cho thấy, hầu hết các ứng cử viên đều được sự tín nhiệm cao của người dân. Để công tác chuẩn bị bầu cử được thực hiện chu đáo, ngoài phần kinh phí do UBBC huyện cấp, xã đã dự trù trích ngân sách khoảng 16 triệu đồng để chi phí cho các hoạt động.
Là một xã vùng 2 nhưng xã còn nhiều xóm thuộc diện vùng 3, đến nay vẫn chưa có điện lưới, điều kiện đi lại cũng hết sức khó khăn, vì vậy, xã luôn có sự quan tâm đặc biệt tới công tác chỉ đạo bầu cử ở các xóm này. Vì điều kiện dân cư thưa thớt, số cử tri quá ít nên xã chỉ thành lập 7 tổ bầu cử/10 xóm. Điểm bầu cử được đặt ở nơi trung tâm của xóm vùng thấp hơn và số cử đông hơn để thuận tiện cho việc đi bỏ phiếu của cử tri, cũng dễ dàng hơn cho hoạt động của các tổ bầu cử.
Về công tác đảm bảo ANTT trước, trong và sau ngày bầu cử, UBBC xã quyết định thành lập các tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban giải quyết KN-TC, Tiểu ban ANTT, chỉ định 2 đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã và đồng chí Trưởng công an xã làm Trưởng các tiểu ban. Có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, mỗi tiểu ban đã có chương trình hoạt động cụ thể để hướng tới thành công trong ngày bầu cử.
Với sự nỗ lực chung trong triển khai chuẩn bị bầu cử, công tác tuyên truyền đã đạt được hiệu quả tốt, nêu cao ý thức, trách nhiệm của công dân hướng về ngày bầu cử. Công tác hiệp thương được thực hiện dân chủ, đúng luật nên không có tình trạng khiếu kiện xảy ra. Tình hình ANTT, tính thời điểm này vẫn được giữ vững, ổn định. Cùng với thi đua lao động sản xuất, người dân xã Văn Nghĩa không quên tham gia hưởng ứng các hoạt động để hướng về ngày hội lớn.
Thúy Hằng
Cuối năm 1910, Bác Hồ (khi đó là Nguyễn Tất Thành) rời Trường Dục Thanh ở Phan Thiết vào Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Ngày đó phương tiện đi lại còn rất thô sơ. Xe lửa mới chỉ chạy loanh quanh Sài Gòn từ Chợ Cũ đi Tân Định và Chợ Cũ đi Chợ Lớn... Cả Sài Gòn lúc bấy giờ chỉ có chừng 5- 7 chiếc ô tô, vì vậy, 200 cây số từ Phan Thiết vào Sài Gòn, Bác vẫn phải đi bằng thuyền buồm.
Ngày 16/5, tại Cửa khẩu Quốc gia La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan - Lào) đã diễn ra lễ khánh thành mốc Quốc giới - mốc đại 635 giữa biên giới hai nước.
(HBĐT) - Ngày 15/5, đoàn ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 gồm các ông, bà: Hoàng Văn Tứ, TVTU, Giám đốc Sở NN&PTNT; Đinh Văn Ổn, TUV, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình; Bùi Trung Kiên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy; Hà Văn Thắng, Ủy viên T.Ư Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giám đốc Công ty CP 26/3 Hòa Bình; Nguyễn Thị Huế, Giáo viên trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thủy); Trần Thị Lân, giáo viên trưởng tiểu học và THCS Lạc Hưng (Yên Thủy); Trịnh Thị Minh Thảo, giáo viên trường tiểu học thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) đã tiếp xúc đại biểu cử tri 4 xã Yên Lạc, Phú Lai, Lạc Thịnh và Đa phúc (Yên Thủy)
(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 5, chúng tôi đến xóm Vó Cối, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Người mà chúng tôi tìm gặp là ông Bùi Văn Tình, nguyên Bí thư Huyện ủy, người được gặp và nói chuyện với Bác Hồ 47 năm trước. Mặc dù đã bước vào tuổi 87, câu chuyện kể không còn rành rọt lắm nhưng ông hào hứng và vẫn vẹn nguyên một lòng kính yêu Người.
(HBĐT) - Ngày 16/5, Tiểu ban tuyên truyền bầu cử của tỉnh đã phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức lễ xuất quân đoàn xe ôtô tuyên truyền lưu động công tác bầu cử ĐBQH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Dự lễ xuất quân có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành và các phòng VH-TT 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, trên các tuyến đường, các điểm, khu vực bầu cử của huyện Kỳ Sơn đã được trang hoàng cờ hoa rực rỡ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ngày bầu cử. Hòa chung không khí sôi động hướng về ngày hội lớn, tuổi trẻ Kỳ Sơn đã, đang có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, đóng góp sức trẻ cho sự thành công của cuộc bầu cử.