Thanh niên nông thôn tham gia học nghề điện tại trường cao đẳng nghề Hòa Bình.

Thanh niên nông thôn tham gia học nghề điện tại trường cao đẳng nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Với nỗ lực đồng bộ, tỉnh ta đã đạt kết quả đáng ghi nhận sau một năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Nhìn lại một năm qua, theo Sở LĐ-TB&XH - cơ quan thường trực chủ trì triển khai QĐ 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án, có nhiều nguyên nhân bất lợi chi phối hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh ta. Nổi bật là hai nguyên nhân nội tại đến từ hai chủ thể quan trọng của công tác đào tạo nghề: người lao động và mạng lưới cơ sở dạy nghề.

 

LĐNT - bấp bênh giữa chất và lượng

 

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, ngay trong năm đầu tiên 2010, tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí 3.130 triệu đồng đến các huyện, thành phố, trung tâm, cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT. Kết quả, đã mở thí điểm 2 lớp dạy nghề nuôi lợn thịt và trồng nấm, thu hút 60 học viên tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tham gia. Sau đó nhân rộng ra địa bàn tỉnh với 48 lớp, thu hút 1.315 học viên tham gia. Các nghề được đào tạo bao gồm: dệt thổ cẩm, trồng nấm rơm, mây - tre đan, trồng cây công nghiệp, làm chổi chít, chăn nuôi, may công nghiệp, nuôi cá lồng, điện dân dụng, trồng hoa, thêu ren. Tổng kinh phí thực hiện trên 1.633 triệu đồng. Số còn lại chuyển tiếp sang năm 2011.

 

Được biết, trong năm 2010, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 12.240 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 25%. Theo ghi nhận của ngành LĐ-TB&XH, số lao động sau khi học nghề có việc làm đạt gần 70%, cho thấy hiệu quả tích cực của công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, riêng về nguồn LĐNT, thực tế đang tồn tại sự bấp bênh quá lớn giữa chất và lượng. Lực lượng này hiện chiếm trên 70% số lao động trong tỉnh nhưng chất lượng nhìn chung thấp, tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm 17% - thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Chất lượng lao động thấp dẫn đến hiện trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh không tuyển được lao động tại chỗ, buộc phải thuê lao động nơi khác về làm việc, trong khi lượng LĐNT thất nghiệp của tỉnh rất lớn.

 

 Cần nâng cao năng lực đào tạo nghề

 

Tháng 7/2010, Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành khảo sát 156.150 hộ dân cư khu vực nông thôn của tỉnh để xác định nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT đến năm 2020 theo nội dung của Đề án. Kết quả, có khoảng 123.000 LĐNT có nhu cầu đào tạo nghề từ nay đến năm 2020. Như vậy, bình quân hàng năm, tỉnh phải đào tạo nghề cho khoảng 11.000 LĐNT theo ba cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Các nhóm nghề được xác định phù hợp với LĐNT là: nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

 

Mặt khác, khảo sát năng lực đào tạo của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề hiện nay cho thấy: Mạng lưới này có khả năng đào tạo cho khoảng 16.000 lao động theo 3 cấp trình độ, đối với các ngành nghề thuộc ba lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Như vậy, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề hiện nay về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT nói riêng. Theo thống kê sơ bộ, hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 27.000 lao động cần được đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới.

 

Tuy vậy, mối quan hệ giữa năng lực và nhu cầu đào tạo, báo cáo kết quả 1 năm triển khai Đề án của Sở LĐ-TB&XH nêu rõ: Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của lao động trong tỉnh. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy đã được quy hoạch và đầu tư khá đồng bộ song phần lớn đều còn thiếu các điều kiện cần thiết để hoạt động hiệu quả. Thậm chí nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập nhưng việc đầu tư trang thiết bị còn chậm hoặc còn phải đi thuê giáo viên, địa điểm để tổ chức lớp học nên hiệu quả đào tạo chưa cao, lao động qua đào tạo tuy tìm được việc làm nhưng chưa bền vững và thu nhập còn thấp...

 

Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, chất lượng lao động và đào tạo nghề là hai khối áp lực lớn đang dồn lên công tác đào tạo nghề cũng như hiệu quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của tỉnh. Hiện nay, khung đào tạo đã bị “vỡ” trước những biến đổi của thị trường lao động. Do đó, Sở đã xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh”. Song song với việc mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, vấn đề quan trọng cần làm là nâng cao chất lượng đào tạo. Với định hướng xuyên suốt là đào tạo lao động tại chỗ và có địa chỉ chứ không đào tạo tràn lan, phấn đấu khoảng 75-80% lao động qua đào tạo có việc làm và giảm thiểu nguy cơ tái thất nghiệp.  

 

Ông Nguyễn Thanh Thủy cho biết thêm: Ngành LĐ-TB&XH đã và đang hoạch định các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng. Mặc dù chịu nhiều áp lực nhưng tỉnh ta luôn xác định cần tranh thủ tối đa những chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Đây là chương trình lớn, mang tính chiến lược lâu dài và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng nguồn LĐNT tại địa phương. Chính vì vậy, một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong tâm lý, nhận thức của người lao động về đào tạo nghề, qua đó tạo thêm sức hút cho công tác chiêu sinh học nghề, tạo thêm động lực để phân luồng và nâng cao chất lượng đào tạo.    

 

                                                                                      Phan Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng loạt các ki ốt trong chợ rau quả Nghĩa Phương (TP Hòa Bình) hiện vẫn đang trong tình trạng để không.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Alan Duncan, Quốc vụ khanh Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh. (Ảnh: TTXVN)
Không có hình ảnh

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm tặng quà thiếu nhi xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) và Trung tâm Bảo trợ xã hội hội tỉnh

(HBĐT) - Nhân dịp quốc tế Thiếu nhi (1/6), ngày 26/5, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các đồng chí: Nguyễn Thị Xuân Mỹ, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch danh dự Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ em mồ côi Việt Nam; Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Nguyễn Thị Điền, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và Trẻ em mồ côi Việt Nam cùng đại diện các nhà tài trợ đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Trung Bì: Phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ông Bùi Đức Hiện, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Trung Bì (Kim Bôi) cho biết: Nhiệm kỳ 2011 – 2015, Đảng bộ xã xác định một trong những mục tiêu trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội là hướng tới tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (NTM) với phương châm phát huy nội lực của cộng đồng, phát huy tính dân chủ, công khai trong dân, huy động sự đóng góp của các thành phần kinh tế.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 2.546 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục thống kê tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 5 trên địa bàn cả tỉnh ước đạt 498.172 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 1,20%. Trong đó, kinh tế Nhà nước 4,59 tỷ đồng, tăng 14,40%; kinh tế cá thể 435,7 tỷ đồng, tăng 0,30%; kinh tế tư nhân đạt 55,1 tỷ đồng, tăng 7,10%; khu vực kinh tế tập thể tăng 2,10%.

Đảng bộ khối các cơ quan T.Ư quán triệt Nghị quyết ĐH XI của Đảng

Trong hai ngày 24 và 25.5 tại Hà Nội, gần 1.000 đảng viên là cán bộ chủ chốt các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương đã tham dự Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng do Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tổ chức.

Phát hiện tiền sai phạm ở Vinashin nhiều hơn

Kết thúc thanh tra toàn diện Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin), Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa chuyển cơ quan điều tra của Bộ Công an chín vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự để tiếp tục điều tra làm rõ. Khoản tiền sai phạm ở Vinashin cũng lớn hơn nhiều so với khoản tiền đã phát hiện trước đó.

Trung Quốc định đưa giàn khoan 'khủng' ra Biển Đông

Tân Hoa xã hôm qua (24/5) đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục