Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua -1920.

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua -1920.

(HBĐT) - Đầu thế kỷ XX, cả đất nước ta đang chìm trong đêm dài nô lệ, nhân dân ta lầm than, đói khổ dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời bục giảng, gấp lại những trang giáo án đầy nhiệt huyết ở trường học Dục Thanh - Phan Thiết. Người đi về phương Nam, suy ngẫm tìm một con đường cứu nước.

 

Lúc này, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành thấy các nhà yêu nước thường theo truyền thống đi sang phương Đông, đến các nước Xiêm, Trung Quốc, Nhật Bản mong sự giúp đỡ của ngoại bang để cứu nước. Con đường đi của các nhà yêu nước, những chí sĩ, văn thân đã xả thân cứu nước nhưng đều thất bại. Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ, khâm phục những nhà cách mạng thế hệ trước như: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các vị.

 

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây, tìm một con đường cứu nước. Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, hoàn toàn mới, thể hiện một tư duy độc lập, sáng tạo và trong thực tiễn của hoàn cảnh lúc bấy giờ quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp, một nước đang lớn tiếng “mẫu quốc” bảo hộ cho An Nam là một quyết định mạnh dạn, táo bạo. Theo Người, nước lớn tiếng bảo hộ này đang có những tuyên ngôn “tự do - bình đẳng - bác ái”, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết định “phải ra nước ngoài, đến nước Pháp để xem cho rõ, sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” (1). Ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng trên Cảng Sài Gòn, anh thanh niên với danh xưng Văn Ba được nhận làm chân phụ bếp trên chiếc tàu Latútsơ Tơrêvin.

 

9h sáng ngày 5/6/1911, con tàu nhổ  neo - Đêm đầu tiên trên tàu lênh đênh trên biển:

 “Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ 

 Sóng vỗ dưới con tàu, đâu phải sóng quê hương”

 (Chế Lan Viên)

Đến nước Pháp, Bác vừa làm, vừa học vất vả, những đêm đông giá buốt, Người ôm viên gạch lửa hồng - 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã đi qua nhiều nước khác nhau ở các đại lục âu, á, Phi, Mỹ, đã phải làm nhiều nghề khác nhau. Nhờ đó, Người đã hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man. Cuộc đời của Người tìm đường đi cho dân tộc thật gian nan, dù phải làm bồi tàu lênh đênh theo sóng biển.

Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng cuối năm 1917, Người lại từ nước Anh trở về nước Pháp. Người lấy tên Nguyễn ái Quốc gửi tới hội nghị Versailles ở Pháp bản yêu sách của nhân dân Việt Nam tố cáo chính sách thực dân và đòi Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Quyết định lịch sử đưa Người đến phương Tây. Trên đất Pháp năm 1920, Nguyễn ái Quốc được đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin - Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (2).

Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, Người khẳng định: “Chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động thế giới khỏi ách nô lệ” (3).

Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân - Nguyễn ái Quốc đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ một người yêu nước nhiệt thành, Hồ Chí Minh trên con đường đi tìm đường cứu nước đã trở thành một chiến sĩ cách mạng tiên phong, trở thành một người cộng sản. Kết quả của những năm tháng hoạt động thực tiễn và sự tiếp nhận lý luận ban đầu càng làm sáng tỏ hơn con đường cứu dân, cứu nước mà Người đã bao năm bôn ba hoạt động để đi đến một quyết định không kém phần quan trọng là đưa cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng của Lênin.

 

Ngày 5/6/1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi một buổi sáng trên chiếc tàu Latútsơ Tơrêvin, trở thành anh bồi bếp Văn Ba đến người chiến sĩ cách mạng Nguyễn ái Quốc và trở thành lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh. Ngày 8/2/1941, Bác Hồ sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài lần đầu tiên trở về đất nước đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng hoạt động trong những năm tháng đầu của cách mạng ở lán Nà Lừa, hang Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng.

 

Như vậy, lần ra đi tìm đường cứu nước lúc ở tuổi 21, trải qua bao năm tháng thăng trầm, một quyết định ra đi có tính lịch sử ấy đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang. Năm 1941, Bác Hồ đã ở tuổi 51, sau 30 năm trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường của Lênin.

 

Trải qua 100 năm - 1 thế kỷ, bến Nhà Rồng - Cảng Sài Gòn, một chứng tích lịch sử, hôm nay và mãi mai sau, chúng ta luôn tự hào về Bác, về lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có một quyết định có ý nghĩa lịch sử, một tư duy độc lập sáng tạo trên con đường “ra đi tìm đường cứu nước” của Người. Quyết định lịch sử đó đã đưa cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bác, của Đảng đi đến thành công.

 

(1): Hồ Chí Minh - tập 1, trang 41. 

 (2), (3):Hồ Chí Minh toàn tập,  tập 10, trang 127.

 

                                                                           Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại buổi họp báo.
Không có hình ảnh
Đ/c Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với các đại biểu về dự hội nghị học tập, quan triệt nghị quyết XI của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, tặng hoa chúc mừng Hội NCT tỉnh nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống NCT Việt Nam.

70 năm lời hiệu triệu của Bác Hồ gửi các cụ phụ lão

(HBĐT) - Tháng 1/1941, sau những năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ về nước chuẩn bị cho cuộc cách mạng. Dù bận nhiều việc nhưng ngày 6/6/1941, nghĩa là sau 5 tháng về nước, với danh xưng Nguyễn ái Quốc, Bác đã viết lời hiệu triệu gửi đến các cụ phụ lão trong cả nước. Theo Bác, người cao tuổi là những người đã sống cả cuộc đời cho con, cho cháu, cho xã tắc sơn hà, là những già làng, trưởng bản có vị thế nhất định, có tiếng nói ảnh hưởng đến lớp người trẻ, đến cộng đồng làng, bản, thôn, xã, khối phố.

Ban chỉ đạo TƯ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Ngày 2/6, tại huyện Cao Phong, đồng chí Hà Thị Liên, Phó Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo TƯ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và đoàn công tác đã thăm, làm việc với tỉnh ta. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo 800 của tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, huyện Cao Phong đã làm việc cùng đoàn.

Thủ tướng Naôtô Can: Nhật Bản sẽ nỗ lực thực hiện những thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam

Trong ngày làm việc thứ hai của chuyến thăm Nhật Bản, đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Naôtô Can (Naoto Kan), tiếp Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản, lãnh đạo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN).

Vấn đề biển Đông sẽ chiếm lĩnh Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương

Sự khiêu khích và hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông trong những ngày qua sẽ là chủ đề nóng nhất tại Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương diễn ra từ 3-5.6 tại Singapore.

Phản đối hải quân TQ dùng súng uy hiếp ngư dân VN

Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm cho đại diện ĐSQ Trung Quốc phản đối việc tàu quân sự của Trung Quốc dùng súng uy hiếp tàu cá của ngư dân tỉnh Phú Yên.

Tặng quà trẻ em tại huyện Lạc Sơn, Lương Sơn và Cao Phong ngày 1/6

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, huyện Lạc Sơn đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho học sinh các trường THCS Tân Lập, THCS Phúc Tuy, tiểu học Hương Nhượng, tiểu học Tự Do và trường mầm non Bình Cảng. Cùng đi có lãnh đạo, Huyện ủy, UBND, HĐND, MTTQ huyện và các ban, ngành trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục