Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo hai Ðảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào, chiều 6-6, tại Thủ đô Viêng Chăn, Ban Tuyên giáo T.Ư Ðảng CS Việt Nam và Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào phối hợp Ban Chỉ đạo Công tác tư tưởng, lý luận, văn hóa Trung ương, Ban Tuyên huấn T.Ư Ðảng NDCM Lào và Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Công trình biên soạn "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007)".
Ðồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng CS Việt Nam và đồng chí Bun-nhăng Vo-la-chít, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Ðảng NDCM Lào, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào dự và chỉ đạo hội nghị.
Ðồng chí Xa-mản Vi-nha-kệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Công tác tư tưởng, lý luận, văn hóa T.Ư Ðảng NDCM Lào, Trưởng Ban Chỉ đạo Biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam và đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Ðảng CS Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đông đảo đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành và các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử của hai nước; các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam; các đồng chí lão thành cách mạng và cựu chiến binh Lào; đại biểu các tầng lớp nhân dân và Việt kiều Thủ đô Viêng Chăn.
Hội nghị tập trung đánh giá công tác triển khai và kết quả thực hiện Dự án Công trình. Sau hơn bốn năm thực hiện, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Chỉ đạo Dự án hai nước và sự nỗ lực của các thành viên tham gia Dự án, các sản phẩm của Công trình cơ bản đã được hoàn thành, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đề ra. Ðây là công trình đồ sộ, đã tổng kết, đánh giá những thành tựu, đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt giữa hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Công trình có giá trị khoa học và ý nghĩa lớn về chính trị, tư tưởng, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ của hai nước Việt, Lào về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng giữa hai nước.
Thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư T.Ư Ðảng CS Việt Nam, phát biểu ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Sau gần năm năm tiến hành, vượt qua rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của hai Ðảng, sự nỗ lực cố gắng rất cao của hai ban chỉ đạo, các ban biên soạn và các bộ phận, cá nhân liên quan, dự án nghiên cứu, biên soạn 'Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam' đã hoàn thành, đáp ứng yêu cầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư hai Ðảng đề ra. Ðây là công trình có giá trị khoa học, giá trị tư tưởng cao, có nội dung phong phú, đầy đủ, hệ thống, khách quan và toàn diện nhất về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1930 đến nay... Kế tục và phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang 80 năm qua, Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam nguyện làm hết sức mình để bảo vệ, củng cố, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì độc lập, tự do, và sự phát triển phồn vinh của nhân dân mỗi nước.
Thay mặt lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Lào, đồng chí Bun-nhăng Vo-la-chít phát biểu ý kiến tại Hội nghị nêu rõ: Ðảng, Chính phủ và nhân dân Lào thấm nhuần sâu sắc mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển bền vững giữa hai nước Lào, Việt. Từ khi Ðảng CS Ðông Dương được hình thành, quan hệ truyền thống đó đã trở thành quan hệ đoàn kết đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, rồi được các thế hệ lãnh đạo đầu tiên và tiếp theo của hai nước không ngừng vun đắp. Ðó là tài sản vô giá mà Ðảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Lào, Việt sẽ duy trì mãi mãi. Ðồng chí nhấn mạnh: Chúng ta đã hoàn thành công trình biên soạn 'Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam'. Nhưng nhiệm vụ tiếp theo là chúng ta phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi nội dung các sản phẩm đó để giáo dục truyền thống đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân hai nước; cần cụ thể hóa nội dung các sản phẩm thành các dự án cụ thể phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị, đồng chí Tô Huy Rứa đánh giá cao kết quả Công trình. Trong đó, nổi bật các điểm: Công trình bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương hai Ðảng, thể hiện rõ trách nhiệm lớn lao trước lịch sử, trước Ðảng và nhân dân hai nước; Công trình tái hiện chân thực và sinh động lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được thực hiện với khối lượng công việc to lớn, liên quan nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều cơ quan của hai nước và đã đạt được kết quả tốt đẹp; Công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị, khoa học và giáo dục sâu sắc, là những thông điệp gửi đến các thế hệ mai sau về một quy luật đoàn kết quốc tế Việt Nam - Lào, đoàn kết ba nước Ðông Dương.
Tại Hội nghị, đã diễn ra lễ trao tặng huân, huy chương của hai nước Việt, Lào cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án biên soạn 'Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)', góp phần xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt - Lào. Ðồng chí Tô Huy Rứa được Nhà nước Lào trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất và đồng chí Xa-mản Vi-nha-kệt được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất.
Theo ND
Ngày 5-6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Thành ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2011).
An ninh biển là vấn đề được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore.
Trong hai ngày 4 và 5-6 tại TPHCM, Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2011 đã diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực. Mỗi bạn trẻ trong số hơn 300 thanh niên tiên tiến dự đại hội là một tấm gương gắn với cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
(HBĐT) - Đầu thế kỷ XX, cả đất nước ta đang chìm trong đêm dài nô lệ, nhân dân ta lầm than, đói khổ dưới ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời bục giảng, gấp lại những trang giáo án đầy nhiệt huyết ở trường học Dục Thanh - Phan Thiết. Người đi về phương Nam, suy ngẫm tìm một con đường cứu nước.
Ngày 3/6, tại Hà Nội, Hội đồng bầu cử Trung ương đã tổ chức họp báo công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Sáng 3/6, tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích mộ Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ.