Ngày 29/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm và làm việc với Bộ Công Thương về hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN). Phó Thủ tướng đánh giá cao cơ sở vật chất hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao- nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của Bộ Công Thương trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương
Ảnh: chinhphu.vn
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng báo cáo với Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác về hoạt động KH&CN của Bộ; khẳng định vai trò của các hoạt động này đối với sự phát triển của ngành. Các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH & CN đã chú trọng giải quyết các yêu cầu của sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại; đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế tạo thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ đã được áp dụng thành công vào lĩnh vực sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn 30 công trình nghiên cứu KH&CN của các đơn vị trong Bộ đã được trao Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam (Vifotec).
Các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ những luận cứ khoa học, thực tiễn, đánh giá và phân tích tình hình thực tế để giúp cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như định huớng phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể trong quản lý phát triển công nghiệp, thương mại của Bộ.
Bên cạnh đó, các chương trình, đề án được Chính phủ giao chủ trì tuy mới triển khai thực hiện nhưng cũng đã có một số kết quả khả quan đáng khích lệ; một số sản phẩm tá dược như amidon, methadone hydroclorid, kháng sinh cefaclor, bột can xi hydroxyapatile nano để bào chế thuốc chống loãng xương, catharanthin làm thuốc chống ung thư máu…đã được nghiên cứu sản xuất thử và đang được bán cho các công ty dược phẩm để thử nghiệm; sản phẩm nhiên liệu sinh học đang được sản xuất và pha chế thành xăng E5 bản thử trên thị trường hay một số nhà máy đang được đầu tư xây dựng.
Để KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy và đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và ngành công thương nói riêng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất một số kiến nghị: Chính phủ cần có cơ chế hình thành và gắn các chương trình KH&CN với các chương trình kinh tế-xã hội, dự án trọng điểm của đất nước, qua đó KH&CN trong nước có điều kiện để phát triển cũng như làm chủ các công nghệ mới, tạo ra sản phẩm của Việt Nam với tỷ lệ hàm lượng KH&CN trong nước cao hơn. Ngoài ra, Chính phủ cần cải tiến cơ chế quản lý KH&CN theo hướng giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà khoa học trong việc quyết định nội dung và mức chi; hoàn thiện các cơ chế theo Nghị định 115 và Nghị định 80. Qua đó, xem xét ban hành cơ chế giao và quản lý đất cùng tài sản cho các đơn vị đã chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn triển khai những hợp đồng lớn; đồng thời điều chỉnh chủ trương đầu tư chiều sâu cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu cho các tổ chức KH&CN từ ngân sách nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN theo hướng gắn trách nhiệm và quyền lợi giữa nhà nghiên cứu với nhà sản xuất. Đặc biệt, cần có cơ chế tiền lương, chính sách sử dụng đội ngũ tri thức nhằm thu hút người tài, hạn chế chảy máu chất xám; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho các tổ chức KH&CN; có cơ chế trong việc ràng buộc trách nhiệm đổi mới, cải tiến công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng đối với các chủ doanh nghiệp, nhất là doanh gnhiệp nhà nước.
Sau khi đi thăm cơ sở vật chất, các đơn vị làm công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và nghe lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Khoa học công nghệ cùng với nhân lực là nền tảng cho đất nước phát triển bền vững, hiệu quả; là một trong 3 khâu đột phá trong giai đoạn 10 năm tới”.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng rất ấn tượng và đánh giá cao những kết quả đạt được của Viện Cơ khí- một đơn vị đã vươn lên làm chủ những dự án công nghệ hiện đại. Đối với Viện Thương mại, Phó Thủ tướng chỉ đạo Viện phải xây dựng chương trình phát triển thương mại mang tầm quốc gia, chú trọng nghiên cứu gắn với sản xuất, triển khai thực hiện. Việc sử dụng các Phòng thí nghiệm cần hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ cho lợi ích chung.
Nhằm tạo điều kiện về vốn đầu tư cho các hoạt động KH&CN, Phó Thủ tướng giao các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế ưu đãi vốn cho các công trình nghiên cứu, các dự án vừa kết hợp nghiên cứu khoa học vừa có thể cho sản phẩm ngay. Bộ Công thương cũng cần rà soát, sắp xếp lại hợp lý và phân định rõ chức năng quản lý giữa các Viện của Bộ và các Viện của Tập đoàn.
Trước đó, trong hai ngày 28 và 29/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đi thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu cơ khí của Bộ Công Thương và Viện Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Khoảng 80% cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn chưa được qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như quản lý Nhà nước. Đây chỉ là một con số về tình hình công tác cán bộ cơ sở ở huyện Tân Lạc những năm 2004 - 2005.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy các cấp đã phân công hơn 1.000 đảng viên giúp đỡ 980 quần chúng ưu tú nên đã bồi dưỡng cho 737 đối tượng kết nạp Đảng, học tập lý luận chính trị cho 536 đảng viên mới kết nạp; qua thử thách và rèn luyện từ cơ sở, thực hiện đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn và bảo đảm thủ tục nguyên tắc kết nạp Đảng.
Từ ngày 1/7/2011, 8 luật sẽ có hiệu lực thi hành. Đó là các Luật: Luật Thanh tra; Luật Tố tụng hành chính; Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án hình sự.
Ngày 28/6, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm chất độc da cam tại Trung tâm Nhân đạo Hòa Bình và Làng Hòa Bình Thanh Xuân (Hà Nội). Cùng đi với Phó Chủ tịch nước có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt, các thành viên thuộc Văn phòng Chủ tịch nước và một số ban, ngành tại Hà Nội.
Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, sự đồng thuận tại hội nghị Ban chấp hành lần thứ 29 Liên hiệp UNESCO thế giới, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chính thức đăng cai tổ chức Đại hội Thế giới lần thứ 8 của Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới từ 18-22/8 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
(HBĐT) - Sáng 28/6, tại Trung tâm thương AP PLAZA (TP Hòa Bình), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện kế hoạch phối hợp PCMT vùng Tây Bắc và các tỉnh, thành phố liên quan.