Luật Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đã được Quốc hội 
khoá XII thông qua ngày 17/11/2010. 
Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN.

Luật Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng đã được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 17/11/2010. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN.

Từ ngày 1/7/2011, 8 luật sẽ có hiệu lực thi hành. Đó là các Luật: Luật Thanh tra; Luật Tố tụng hành chính; Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật An toàn thực phẩm và Luật Thi hành án hình sự.

Chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người chấp hành án

Ngày 17/11/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thi hành án hình sự, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân.

Luật thi hành án hình sự gồm 15 chương, 182 điều. Một trong những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự là việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình. Theo Luật, thay vì xử bắn như hiện nay, người chấp hành án tử hình sẽ bị tiêm thuốc độc. Đây là hình thức thi hành án tử hình có nhiều ưu điểm hơn trong việc khắc phục những bất cập hiện nay trong thi hành án tử hình. Trước khi thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thi hành án tử hình được gửi đơn đến Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi về an táng và phải cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí.

Bên cạnh đó, Luật còn quy định rất rõ chế độ khen thưởng đối với phạm nhân, cụ thể trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức: biểu dương; thưởng tiền hoặc hiện vật; tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.

Xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/ 11/2010. So với quy định trước đây, Luật có những điểm tiến bộ rõ rệt, trong đó đáng chú ý là Luật quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Bên cạnh đó, khắc phục những bất cập trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 trong vấn đề kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, Luật yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật cũng đã có riêng một chương quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án. Đặc biệt, khi thực hiện khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và miễn tạm ứng án phí…

Mặt khác, Luật cũng xác định vị trí, vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như quyền khởi kiện vì lợi ích cộng đồng của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Tổ chức này cũng được Nhà nước cấp kinh phí và các điều kiện khác khi thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước. 

Bảo đảm an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Luật gồm 11 chương và 72 điều, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo đảm ATTP. Việc ban hành Luật để thay thế Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là hết sức cần thiết, góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe, tính mạng của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Luật có nhiều điểm mới như quy định các nguyên tắc quản lý ATTP, đặc biệt là trách nhiệm đầu tiên của người sản xuất kinh doanh; quản lý ATTP theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quản lý ATTP phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

Chương III của Luật quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (từ điều 10 đến điều 18) là một chương hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Vệ sinh ATTP. Chương này quy định dù là sản phẩm ở dạng nào cũng phải bảo đảm các điều kiện chung nhất. Ngoài các điều kiện chung (điều 10), đối với các nhóm thực phẩm cụ thể, đặc thù như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng... cần phải bảo đảm thêm một số điều kiện riêng.

Một điểm khác biệt hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh ATTP là Luật đã quy định riêng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và giao bộ chuyên ngành quy định điều kiện phù hợp và khả thi cho từng loại hình.

Thức ăn đường phố là một loại hình kinh doanh đặc biệt và hiện là đối tượng gây ngộ độc thực phẩm cao nhất, vì vậy Luật đã đưa ra một mục riêng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Nếu như Pháp lệnh quy định Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là vô thời hạn thì Luật quy định giấy này chỉ có giá trị trong 3 năm.

Để quản lý tốt về ATTP, Luật quy định phải tiến hành các hoạt động phân tích nguy cơ đối với ATTP, bao gồm đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông về nguy cơ. Luật cũng đưa ra các quy định về điều kiện an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu cũng như những yêu cầu trong trường hợp có yêu cầu từ phía nước nhập khẩu./.

     

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khai mạc phiên họp 41 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 29/6, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 41, cho ý kiến vào quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009 và dự thảo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ Công Thương

Ngày 29/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm và làm việc với Bộ Công Thương về hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN). Phó Thủ tướng đánh giá cao cơ sở vật chất hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao- nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của Bộ Công Thương trong thời gian qua.

"Tiếp tục thanh tra, nhất là trong lĩnh vực đất đai"

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã họp phiên thứ 15 để đánh giá công tác phòng chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2011 và thống nhất nội dung công tác Quý III.

Sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2011

(HBĐT) - Ngày 29/6, Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và công đoàn”

(HBĐT) - Ngày 29/6, Sở Tư pháp phối hợp với Công đoàn Viên chức tỉnh đã tổ chức lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và công đoàn” năm 2011. Dự lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành, phòng chuyên môn Công đoàn Viên chức tỉnh và Sở Tư pháp.

Không lơ là, chủ quan, bất cẩn với mưa lũ

(HBĐT) - Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Hòa Bình, ông Đoàn Đức Thiện, Phó chi Cục trưởng Chi cục PCLB tỉnh cho rằng: Qua cơn bão số 2 mới đây cho thấy, thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường. Vì vậy, không được chủ quan, phải hết sức cảnh giác trước mưa lũ và chuẩn bị chu đáo, triển khai cụ thể các phương án PCLB, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục