Tại Hội nghị Thanh niên xã hội chủ nghĩa khu Việt Bắc, Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ (13/3/1960). ảnh: T.L

Tại Hội nghị Thanh niên xã hội chủ nghĩa khu Việt Bắc, Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn bị mù cả hai mắt nhưng có nhiều sáng kiến cải tiến nông cụ (13/3/1960). ảnh: T.L

(HBĐT) - Mỗi năm, tháng 7 về, trên bàn thờ của các gia đình liệt sĩ, khói hương nghi ngút, trên các đài tưởng niệm, nghĩa trang, những vòng hoa kính viếng, thắp nén hương thơm tri ân những người đã hy sinh. Lúc sinh thời, tháng 7 về, Bác đều có thư nhắc nhở các cấp, ngành quan tâm chăm sóc đến thương binh - liệt sĩ, thể hiện tấm lòng bác ái của Người.

 

Ngày 17/7/1947, lúc cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, một chính quyền còn non trẻ, thù trong, giặc ngoài đe dọa, với tầm nhìn chiến lược, Bác đề nghị đồng bào cả nước hãy nhịn ăn một bữa để giúp đỡ  chiến sĩ bị thương. Bác làm gương thực hiện trước và vận động cả cơ quan Phủ Chủ tịch cùng hưởng ứng.

Ngày 27/7/1947, Bác viết thư biểu dương gia đình nuôi dưỡng thương binh. Bác mong đồng bào chăm nom, giúp đỡ các thương binh. Ngày 15/7/1948, Bác cổ vũ: “Từ trước, đồng bào đã giúp đỡ nhiều Ngày 27/7/1949, Bác gửi thư cho Bộ Thương binh nhắc nhở, động viên: “Đồng bào tuỳ từng hoàn cảnh mà gửi thư, tặng quà cho thương - bệnh binh”. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, Bác muốn mọi người chia sẻ, động viên với tinh thần của ít, lòng nhiều.

 

Ngày 26/7/1951, Bác gửi thư căn dặn các địa phương, các xã “Tuỳ theo số ruộng đất trích được, mượn được hoặc khai khẩn được mà đón nhiều hoặc ít thương binh về xã”. Bác phân tích một cách hợp tình, hợp lý: “Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thỏa mãn lòng ước ao báo đáp anh em thương binh mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và vẫn có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội”. 

 

Ngày 28/7/1952, Bác lấy gương một số đồng chí thương binh vượt lên khó khăn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc đã động viên anh em thương binh: “Đồng bào sẵn sàng giúp, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì nhất định anh em dần tự túc được”. Thật cảm động biết bao, trước lúc Bác đi xa, trong Di chúc của Người đã căn dặn hết sức kỹ lưỡng thể hiện tấm lòng bác ái bao la: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người để họ dần dần có thể tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sĩ) thì chính quyền địa phương giúp đỡ họ có công việc thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

 

Lời dặn trong Di chúc làm cho các thế hệ chúng ta rất xúc động trước sự quan tâm cụ thể, lòng bác ái cao cả của Người. Thấm nhuần tư tưởng, tình cảm của Bác, một số phong trào tiêu biểu đã ra đời như: phong trào Trần Quốc Toản (các cháu thiếu niên giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ), phong trào giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ trong HTX nông nghiệp, phong trào nhận đón thương binh, đỡ đầu chăm sóc con liệt sĩ, kết nghĩa với bố mẹ liệt sĩ, xây dựng nhà tình nghĩa.

 

Trải qua hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm, bao người đã ngã xuống, bao người còn mang thương tật. Đảng và nhân dân ta đã xây dựng trên cả nước 3.000 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 98 nghĩa trang do tỉnh quản lý, 400 nghĩa trang do huyện quản lý và trên 2.500 nghĩa trang do xã quản lý. Nhiều nghĩa trang đã trở thành những công trình văn hóa lịch sử có những địa danh nổi tiếng như nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Hoàng Dương - Côn Đảo và có trên 1.500 nhà bia ghi tên liệt sĩ ở xã, phường.

 

Thấm nhuần tư tưởng, tình cảm của Bác Hồ, hàng năm, các cấp lãnh đạo trong tỉnh đã tổ chức đi viếng nghĩa trang Trường Sơn - nơi đó có một số con em các dân tộc tỉnh ta yên nghỉ, thăm hỏi, tặng quà các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh. Nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ trong tỉnh được tặng nhà tình nghĩa, cấp vốn, giống phát triển sản xuất, nhiều gia đình liệt sĩ - thương binh đã có mức sống khá giả.

 

Nhân ngày 27/7, ngày thương binh - liệt sĩ, xin tỏ tấm lòng thành kính biết ơn đến những bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các liệt sĩ, thương binh đang sống gương mẫu, góp phần xây dựng địa phương giàu đẹp.

 

Dựa theo tài liệu của Bộ LĐ-TB & XH xuất bản tháng 8/2000.

 

 

                                                                              Văn Song  (T.T.V)

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục