Đúng dịp diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội (QH) khóa XIII, Ủy ban Kinh tế của QH khóa XII vừa hoàn thiện bản kiến nghị “Kinh tế VN - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn”.

 

Bản kiến nghị 10 điều dài hơn 40 trang, được tổng hợp trên cơ sở các ý kiến tham luận của nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, đại biểu QH...

1. Để nền kinh tế phát triển bền vững trong trung và dài hạn, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc và coi đây là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Việc hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho VN, trong đó ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, sẽ là tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.

2. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững là yêu cầu cấp bách để giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn. Bằng một phép cộng đơn giản, trong giai đoạn 2006-2010 lạm phát tăng gần 60% trong khi tăng trưởng chỉ 35,1%. Hai con số này đã chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là người nghèo, đã bị giảm sút rất mạnh.

Cần nhận thức rõ nội hàm khái niệm “đổi mới mô hình tăng trưởng” và “tái cấu trúc nền kinh tế” để việc triển khai có tính nhất quán và mang lại hiệu quả trên thực tế.

3. Thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước mà không xét tới yếu tố lợi thế so sánh, khuyến khích các ngành và khu vực có lợi thế so sánh và hiệu quả hơn. Với chính sách công nghiệp đang theo đuổi, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nhận nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỉ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn. Trong khi đó, khu vực tư nhân dù được đánh giá hiệu quả hơn so với khu vực nhà nước trong tạo việc làm và xuất khẩu lại đang bị “lấn át”. Điều này sẽ không thể mang lại cho các ngành công nghiệp VN tính cạnh tranh quốc tế.

4. Để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, một trong những cân đối vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh chính sách tỉ giá, công cụ hành chính hay phát triển công nghiệp hỗ trợ thì vấn đề mấu chốt cần xử lý trong trung và dài hạn là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chênh lệch tiết kiệm - đầu tư phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại.

5. Kiên quyết cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định nợ công là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Trong khi việc tăng thu ngân sách là khó khả thi, thì giải pháp cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa trong chi tiêu ngân sách cần phải triệt để thực hiện.

6. Xây dựng nguyên tắc, cơ chế phối hợp trong việc hoạch định, thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng hướng tới các mục tiêu ưu tiên của đất nước, tránh hiện tượng chính sách được hình thành từ những cơ quan độc lập, theo đuổi ý đồ riêng.

7. Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay. Ủy ban Kinh tế kiến nghị tạm dừng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

8. Phát triển đồng bộ và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống giám sát an toàn thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

9. Kiểm soát hiệu quả các dòng vốn vào - ra (đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - FII) là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm ổn định vĩ mô cũng như giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính trong trung và dài hạn. Cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cho VN.

10. Trong trung và dài hạn, phát triển nông nghiệp, nông thôn cần được coi là chính sách ưu tiên trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.

                                                                                   Theo TuoiTre

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ngài Đại sứ Nhật Bản.
Phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình phối hợp với Bệnh viện 103 quân đội tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng người có công. (Ảnh Đinh Hoà)
Lãnh đạo Tỉnh Đoàn và ĐV- TN thắp nến tri ân trên mộ các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang chiến dịch Hoà Bình.

Các TCCS Đảng ở Kim Bôi đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ

(HBĐT) - Đến nay, huyện Kim Bôi có 61 TCCS Đảng với 368 chi bộ, trong đó có 28 chi bộ cơ sở, 340 chi bộ trực thuộc Đảng ủy khối xã, thị trấn (riêng chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố có 302).

Kiểm tra thực hiện QCDC tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 26/7, đoàn công tác của BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh đã làm việc với BCĐ thực hiện QCDC huyện Lạc Thủy về tình hình triển khai thực hiện QCDC trong các loại hình doanh nghiệp, đồng thời trực tiếp kiểm tra, khảo sát tại Công ty CP phát triển hạ tầng Phú Thành và Công ty CP Du lịch TH.

Lạc Sơn tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày thương binh- liệt sỹ”

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - liệt sỹ, ngày 25/7, lãnh đạo huyện Lạc Sơn đã tham gia cùng đoàn công tác của Tỉnh đến thăm hỏi, động viên và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Chiều tại xã Chí Đạo và bệnh binh ¼ Bùi Văn Giản tại TT Vụ Bản.

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh đặt vòng hoa, dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hoà Bình

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh- liệt sĩ 27/7, sáng ngày 27/7, đoàn đại biểu lãnh đạo chủ chốt tỉnh do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hoà Bình

Điện mừng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ VN

Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chúc mừng đến lãnh đạo Việt Nam.

Ðồng chí Nguyễn Tấn Dũng được bầu lại làm Thủ tướng Chính phủ khóa XIII

* QH bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Hôm qua, 26-7, ngày làm việc thứ năm, kỳ họp thứ nhất, QH Khóa XIII. Buổi sáng, các Ðoàn đại biểu QH họp trao đổi về dự kiến nhân sự bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục